Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 phòng GD&ĐT Phan Rang, Ninh Thuận
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 phòng GD&ĐT Phan Rang, Ninh Thuận được VnDoc sưu tầm, chọn lọc bao gồm các dạng câu hỏi trọng tâm dành cho các bạn học sinh lớp 6, giúp các bạn ôn tập để chuẩn bị cho bài thi học kì II sắp diễn ra. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi cho các em học sinh ôn tập cuối năm. Mời các bạn tham khảo tải về bản đầy đủ.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6
Những bài văn mẫu tả cảnh lớp 6 hay nhất
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật Lý lớp 6 năm 2015 trường THCS Lê Thị Cẩm Lệ, Bạc Liêu
Câu 1: Kể tên các thành tựu văn hoá của người Chăm?
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Tượng Lâm do ai lãnh đạo và đóng đô ở đâu?
Câu 3: Nêu tình hình nhà Đường cuối thế kỉ IX – đầu thế kỉ X. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đã làm gì?
Câu 4: Nêu tình hình An Nam dưới thời họ Khúc – Dương (905 – 937)
Câu 5: Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần I.
Câu 6: Trước cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần II, Ngô Quyền đã chuẩn bị như thế nào?
Câu 7: Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần II.
Câu 8: Trong thời kì Bắc thuộc, tên gọi nước ta đã bị phân tách, sáp nhập, chia ra như thế nào? Lập bảng để trả lời câu hỏi đó.
Câu 9: Nêu các biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế, văn hoá ở nước ta trong thời Bắc thuộc.
Câu 10: Theo em, sau hơn ngàn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của những điều này?
Đáp án đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 6
Câu 1:
Nghệ thuật kiến trúc đền, tháp đặc sắc, độc đáo.
Có chữ viết riêng.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Tượng Lâm do Khu Liên lãnh đạo, đóng đô ở Simhapura.
Câu 3:
Nhà Đường suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.
Lợi dụng tình hình đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.
Câu 4:
Thời gian trị vì | Tiết độ sứ | Xây dựng đất nước |
905 – 907 | Khúc Thừa Dụ | Xây dựng một chính quyền tự chủ. |
907 – 917 | Khúc Hạo | + Theo đường lối “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều dược yên vui”. + Làm được nhiều việc lớn: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ lao dịch thời Bắc thuộc; lặp lại sổ hộ khẩu … |
917 – 930 | Khúc Thừa Mĩ | Cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương. |
930 – 931 | Lý Tiến (người Hoa) | |
931 – 937 | Dương Đình Nghệ | Tiếp tục xây dựng nền tự chủ. |
Câu 5:
Diễn biến:
- Khúc Thừa Mĩ bị bắt, đem về Quảng Châu. Nhân cớ đó, vua Nam Hán cử Lý Tiến làm Thứ sử, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ được tin, đem quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.
- Quân tiếp viện vừa đến đã bị đánh tan tác. Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.
Kết quả: Cuộc kháng chiến thắng lợi, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
Ý nghĩa: Là cơ sở, bước ngoặt lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh chống phương Bắc, giành độc lập và tạo tiền đề để có thể đánh bại quân xâm lược.
Câu 6: Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.
Câu 7:
Diễn biến:
- Năm 938, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển, tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.
- Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
- Hoằng Tháo tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào, Ngô Quyền cho quân bỏ chạy lên thượng lưu.
- Đợi đến khi triều rút, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh, quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.
- Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang, quân Nam Hán rối loạn, thuyền bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết.
- Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.
Kết quả: Vua Nam Hán được tin bại trận, con trai là Hoằng Tháo đã tử trận, liền hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước. Từ đó, nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược nước ta.
Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa quan trọng vì nó đã giúp chúng ta chính thức chấm dứt thời kì Bắc thuộc (179 TCN – 938), mở ra một thời kì độc lập, tự chủ. Chiến thắng này có thể nói là trận chung kết toàn thắng trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hoá, giành lại độc lập dân tộc.
Câu 8:
Thời gian | Triều đại phong kiến đô hộ | Tên gọi nước ta |
179 TCN | Nhà Triệu | Giao Chỉ, Cửu Chân |
111 TCN | Nhà Hán | Châu Giao |
Đầu thế kỉ III | Nhà Ngô | Quảng Châu (Trung Quốc), Giao Châu (Âu Lạc cũ) |
Đầu thế kỉ V | Nhà Lương | Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu |
603 | Nhà Tuỳ | Giao Châu |
679 | Nhà Đường | An Nam đô hộ phủ |
917 | Nhà Nam Hán |
Câu 9:
Kinh tế | Văn hoá |
- Nghề rèn sắt vẫn phát triển. - Đạt được các thành tựu nông nghiệp: dùng trâu, bò làm sức kéo; biết làm thuỷ lợi, trồng lúa 2 vụ/ năm; … - Các nghề thủ công như gốm, dệt vải … phát triển. - Giao lưu, buôn bán ngoại thương. | - Chữ Hán; Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo được truyền bá rộng rãi. - Vẫn sử dụng tiếng nói tổ tiên, sống theo nếp riêng, giữ gìn phong tục, tập quán của dân tộc như: ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy. |
Câu 10:
Tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói tổ tiên và phong tục, tập quán của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy …
Ý nghĩa: Chứng tỏ sức sống mãnh liệt, không gì có thể tiêu diệt nền văn hoá Việt, trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh giành độc lập.