Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Kĩ thuật lớp 5

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Kĩ thuật lớp 5

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Kĩ thuật lớp 5 tổng hợp các bài học kiến thức trọng tâm, mức độ cần đạt của mỗi bài học Kĩ thuật lớp 5 trong chương trình học. Đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo soạn bài giảng dạy cho các em học sinh.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về đầy đủ trọn bộ chuẩn kiến thức.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chuẩn kiến thức môn Kĩ thuật lớp 5

Tuần

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

1- 2

Đính khuy hai lỗ

- Biết cách đính khuy hai lỗ.

- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.

Với HS khéo tay: Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn

3- 4

Thêu dấu nhân

- Biết cách thêu dấu nhân.

- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm

- Không bắc buộc HS nam thực hành tạo sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành đính khuy.

- Với HS khéo tay:

+ Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.

+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.

5

Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình

- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.

- Biết giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống.

Có thể tổ chức cho Hs tham quan, tìm hiểu các dụng cụ nấu ăn ở bếp ăn tập thể của trường (nếu có)

6

Chuẩn bị nấu ăn

- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.

- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.

- Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.

7- 8

Nấu cơm

- Biết cách nấu cơm.

- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.

Không yêu cầu HS thực hành nấu cơm ở lớp

9

Luộc rau

- Biết cách thực hiện công việc chuẩn bị và các bước lược rau.

- Biết liên hệ với việc kuộc rau ở gia đình.

Không yêu cầu HS thực hành luộc rau ở lớp

10

Bày, dọn bữa ăn trong gia đình

- Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.

- Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình.

11

Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống

- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình.

12-

13- 14

Cắt, khâu, thêu tự chọn

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.

15

Lợi ích của việc nuôi gà

- Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.

- Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có)

16

Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta

- Kể được tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

17- 18

Thức ăn nuôi gà

- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.

- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

19

Nuôi dưỡng gà

- Biết mục đích của việc nuôi dưỡng gà.

- Biết cách cho gà ăn, cho gà uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

20

Chăm sóc gà

- Nêu được mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà.

- Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

21

Vệ sinh phòng bệnh cho gà

Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

22- 23

Lắp xe cần cẩu

- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.

- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.

Với HS khéo tay:

Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắc, chuyển động dễ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được.

24-

25- 26

Lắp xe ben

- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.

- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.

Với HS khéo tay:

Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng nâng lên, hạ xuống được.

27-

28- 29

Lắp máy bay trực thăng

- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.

- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.

Với HS khéo tay:

Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.

30-

31- 32

Lắp rô- bốt

- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô- bốt.

- Biết cách lắp và lắp được rô- bốt theo mẫu. Rô- bốt lắp tương đối chắc chắn.

Với HS khéo tay:

Lắp được rô- bốt theo mẫu. Rô- bốt lắp chắc chắn. Tay rô- bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.

33-

34- 45

Lắp ghép mô hình tự chọn

- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.

- Lắp được một mô hình tự chọn.

Với HS khéo tay:

- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.

- Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.

Trên đây là toàn bộ nội dung chương trình học môn Kĩ thuật lớp 5 cho các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các bài học trên lớp đạt hiệu quả cao. Thúc đẩy và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án kĩ thuật 5

    Xem thêm