Đặc điểm kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Đặc điểm kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đặc điểm kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam
- 1. Nền kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển
- 2. Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
- 3. Nền kinh tế thị trường phát triển theo cơ cấu kinh tế “mở”
- 4. Nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự quản lý vĩ mô của nhà nước
1. Nền kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển
- Thứ nhất: Trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng được đầu tư với mức độ ngày càng tăng. Tuy nhiên. Kết cấu hạ tầng vật chất và xã hội ở nước ta còn ở trình độ thấp. Chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trình độ công nghệ lạc hậu, máy móc cũ kỹ, quy mô sản xuất nhỏ bé, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất còn thấp.
- Thứ hai: cơ cấu kinh tế đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, còn mất cân đối và kém hiệu quả. Cơ cấu kinh tế nước ta còn mang nặng đặc trưng của một cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Ngành nghề chưa phát triển; sự phân công hiệp tác, chuyên môn hóa sản xuất chưa rộng, chưa sâu, giao lưu hàng hóa còn nhiều hạn chế.
- Thứ ba: chưa có thị trường theo đúng nghĩa của nó. Trong những năm qua thị trường của nước ta đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nó còn ở trình độ thấp. Dung lượng thị trường nhỏ hẹp, cơ cấu và các yếu tố kinh tế thị trường hình thành chưa đầy đủ. Chưa có thị trường sức lao động theo đúng nghĩa, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ còn sơ khai, phát triển chậm.
- Thứ tư: công cuộc đổi mới ở nước ta trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Một trong những thành tựu quan trọng nhất là kinh tế tăng trưởng khá nhanh, GDP bình quân đầu người liên tục tăng. Song, thực tế cho thấy thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người còn thấp, do đó sức mua hàng hóa còn thấp, tỷ suất hàng hóa chưa cao.
- Thứ năm: còn chịu ảnh hưởng lớn của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.
2. Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
- Các thành phần kinh tế tiến hành sản xuất hàng hóa tuy có bản chất kinh tế khác nhau, nhưng chúng đều là những bộ phận của một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất với các quan hệ cung – cầu, tiền tệ, giá cả chung…
- Bởi vậy, chúng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Mỗi đơn vị kinh tế là một chủ thể độc lập, tự chủ và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.
- Tuy nhiên mỗi thành phần kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng nên bên cạnh tính thống nhất của các thành phần kinh tế, chúng còn có sự khác nhau và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau.
- Chẳng hạn các thành phần kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) tuy có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu về vốn, hàng hóa và dịch vụ cho xã hội, nhưng vì dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, các thành phần kinh tế này không tránh khỏi tính tự phát, chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nảy sinh những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội.
- Vì vậy, cùng với sự khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, Nhà nước ta phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và hạn chế những khuynh hướng tự phát, những hiện tượng tiêu cực, hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhưng, vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất là Nhà nước phải quan tâm tạo điều kiện củng cố, phát huy hiệu quả, ra sức xây dựng khu vực kinh tế nhà nước đủ mạnh để làm tốt vai trò chủ đạo, tránh nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Nền kinh tế thị trường phát triển theo cơ cấu kinh tế “mở”
- Cơ cấu kinh tế “mở” bắt nguồn từ sự phân bố không đều về tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển không đều về kinh tế, kỹ thuật giữa các nước, đáp ứng yêu cầu quy luật phân công và hợp tác lao động quốc tế. Vì vậy, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia muốn phát triển toàn diện cần phải tích cực mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
- Cơ cấu kinh tế “mở” thích ứng với chiến lược thị trường “hướng ngoại”, làm cho thị trường trong nước thông thoáng và gắn liền với thị trường thế giới. Thông qua phát triển cơ cấu kinh tế “mở”, cùng các hoạt động kinh tế đối ngoại sẽ giúp nước ta tiếp thu được kỹ thuật công nghệ, vốn và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các nước tiên tiến để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, kỹ thuật so với các nước phát triển.
4. Nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự quản lý vĩ mô của nhà nước
Đây là đặc điểm cơ bản nhất của kinh tế thị trường ở nước ta, làm cho nền kinh tế thị trường ở nước ta khác với nền sản xuất hàng hóa giản đơn trước đây, cũng như khác với nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này cũng chính là mô hình kinh tế khái quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mô hình kinh tế đó có những đặc trưng riêng, làm cho nó khác với kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa.
-----------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đặc điểm kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam với các đặc điểm, nguyên nhân, mô hình quản lý của nền kinh tế thị trường ở nước ta trong thời kì quá độ....
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đặc điểm kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.