Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng

Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ sau: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng đó gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương mẫu 1

1. Mở bài: Giới thiệu về câu ca dao cần giải thích, chứng minh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

2. Thân bài:

a) Giải thích câu ca dao:

  • Câu 6: chỉ một hiện tượng hiển nhiên trong cuộc sống (tấm vải đỏ và khung gương cùng nhau che chở, bảo vệ cho mặt gương
  • Câu 8: khẳng định một chân lí, một lời khuyên (những người cùng chung một dân tộc thì nên yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau)

→ Câu ca dao nhắn nhủ về tinh thần đoàn kết, đùm bọc, chia sẻ, yêu thương lẫn nhau của đồng bào ta.

b) Bàn luận về câu ca dao:

- Vai trò, ý nghĩa của việc đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau:

  • Tạo nên sức mạnh tập thể để vượt qua khó khăn, thiên tai, kẻ thù ngoại xâm…
  • Tạo nên nguồn lực lớn để xây dựng, phát triển đất nước ngày càng vững mạnh
  • Gắn kết mọi người lại với nhau hơn, để không ai bị bỏ rơi ở phía sau, không ai phải cảm thấy lạc lõng, cô đơn

- Biểu hiện của việc đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau:

  • Thể hiện qua các hoạt động quyên góp, ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn, gặp thiên tai, tai nạn…
  • Thể hiện qua các hoạt động hiến máu, hiến giác mạc, hiến thận… giúp đỡ người bị bệnh hiểm nghèo…
  • Thể hiện qua các lễ hội, hội trại, lễ tưởng niệm… giúp gắn kết mọi người về tinh thần dân tộc, nguồn cội
  • Thể hiện qua sự tương thân tương ái, sẵn sàng bảo vệ, giúp đỡ nhau của đồng bào ta, từ trường học, công ty, thành phố…, đến cả các cộng đồng kiều bào ở nước ngoài

c) Mở rộng vấn đề:

  • Phê phán những người sống ích kỉ, không quan tâm giúp đỡ đồng bào, chỉ biết bo bo giữ lấy mình
  • Phê phán những người sống cá nhân, riêng biệt, không biết đoàn kết với tập thể
  • Phê phán những người lợi dụng tình thương, quan tâm của đồng bào để trục lợi cá nhân

d) Bài học cá nhân

  • Bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ, quan tâm đến từ người khác hay chưa? Cảm xúc của em về điều đó
  • Bản thân em đã từng tham gia vào các hoạt động tập thể, tình nguyện hay chưa? Em cảm thấy như thế nào về điều đó?
  • Qua câu ca dao, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Em sẽ quyết tâm hành động như thế nào?

3. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Dàn ý giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng mẫu 2

1. Mở bài:

  • Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
  • Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.

2. Thân bài:

a) Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

  • Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
  • Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.

b) Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?

  • Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán….
  • Để cùng chống giặc ngoại xâm…
  • Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo,nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư… ( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)

c) Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?

  • Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm…
  • Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện….

d) Liên hệ bản thân:

  • Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp,tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp…)

3. Kết bài:

  • Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
  • Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.

Dàn ý giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng mẫu 3

1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về câu tục ngữ cần giải thích

Mẫu: Kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam vô cùng giàu đẹp và phong phú. Để nói về lòng thương người, sự giúp đỡ san sẻ trong cuộc sống thì ông cha ta có câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Và câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” cũng có hàm ý tương tự như thế.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Nhiễu là thứ vải tơ đẹp, điều là màu đỏ. Nhiễu điều là thứ vải quý,mềm mịn, màu đỏ mang vẻ đẹp quý phái và sang trọng. Chúng thường được dùng để may áo đẹp hay để lót những vật quý.
  • Giá gương là vật dụng trong mỗi gia đình được thợ thủ công chạm khắc để đỡ chiếc gương soi.
  • Tấm vải lụa đỏ và chiếc giá gương tưởng không liên quan gì đến nhau nhưng khi ta phủ tấm lụa lên giá gương thì chiếc gương sẽ không bị bám phải bụi bẩn và không bị hoen ố.
  • Nghĩa bóng: “Nhiễu điều” và “giá gương” là hình ảnh ẩn dụ cho những con người trong cuộc sống. Là người thì phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Như “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, con người cũng phải biết san sẻ, đùm bọc, che chở và đoàn kết với nhau.

b. Tại sao phải sống đoàn kết, đùm bọc che chở?

  • Bởi đó là truyền thống đạo lý của ông cha ta từ ngàn đời nay.
  • “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, có đoàn kết thì mới tạo lên sức mạnh vượt qua mọi khó khăn.
  • Yêu người cũng chính là yêu mình, giúp đỡ cưu mang những người hoạn nạn cũng chính là sự cứu rỗi trái tim mình. Như vậy yêu thương, sẻ chia là nguồn gốc của hạnh phúc.
  • Cho đi cũng là nhận lại. Ta mở rộng tấm lòng yêu thương, bao dung với người khác thì ta sẽ nhận lại được trái tim thanh thản và sự yêu mến kính trọng từ mọi người.
  • Xưa kia vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.
  • Yêu thương ngày nay được định nghĩa một cách đơn giản hơn. Một cái nắm tay động viên khi bạn bè gặp thất bại, một nắm xôi sáng nóng hổi cho đứa bé đói rét bên đường, một tờ báo cho đứa bé dầu mưa dãi nắng để mưu sinh... những hành động nhỏ nhưng mang cả trái tim ấm áp.
  • Ngày nay nhiều chương trình như “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em” hay “Vì bạn xứng đáng” được tổ chức để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là phương tiện để lan tỏa tình yêu thương.

c. Cần phải làm gì để thực hiện bài học đó?

  • Cần mở rộng trái tim đồng cảm với mọi người xung quanh.
  • Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ người khác. Đó là biểu hiện của con người ích kỉ, chỉ nghĩ tới bản thân mình.

3. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ
  • Để thế giới này trở nên tốt đẹp hơn, để tình yêu thương được san sẻ tới với tất cả mọi người, các bạn cần hành động ngay từ hôm nay. Tôi đã sẵn sàng, còn các bạn thì sao?

Dàn ý giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng mẫu 4

1. Mở bài

  • Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
  • Dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều… nhau cùng”.
  • Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.

2. Thân bài

a) Giải thích:

  • Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không cổ gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.
  • Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

→ Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.

b) Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?

  • Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
  • Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.
  • Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.
  • Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.
  • Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.

3. Kết bài:

Mẫu: Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng

>> Xem các bài văn mẫu tại đây Giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng lớp 7

-----------------------------------------------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ sau: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 7 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 7.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết
101 40.548
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm