Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2016 - 2017
Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 11 học kì 2
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử năm 2016 - 2017 là tài liệu ôn tập môn Lịch sử được VnDoc tổng hợp giúp các bạn tự hệ thống kiến thức, kiểm tra trình độ bản thân, có được kiến thức cơ bản và nâng cao chắc chắn nhất với môn Lịch sử lớp 11 học kì 2 và sự tự tin cao nhất khi bước vào các kì thì cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 11.
Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Tiết 1)
1, So sánh con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
* Giống nhau:
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
- Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.
- Đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.
- Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.
* Khác nhau:
| Phan Bội Châu | Phan Châu Trinh |
Nhiệm vụ | Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến | Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “Khai thông dân trí, mở mang dân quyền” |
Xu hướng | Bạo động vũ trang | Cải cách |
Con đường cứu nước | "cứu nước để cứu dân" | "cứu dân để cứu nước" |
Hoạt động tiêu biểu | Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông Du.. | Lập hội buôn, mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.. |
2, Chính sách ktr thuộc địa của thực dân Pháp?
Nông nghiệp:
- Đẩy mạnh việc cướp ruộng đất → đồn điền trồng lúa, chè, cà phê, cao su.
- Nhân dân ngày càng phải chịu nhiều loại thuế → cực khổ
Công nghiệp:
- Đẩy mạnh khai thác mỏ
- Các ngành CN đời sống ra đời xây dựng một số nhà máy điện, nước, xi măng, dêt, xay xát,…
GTVT: xây dựng hệ thống đường sắt và đường bộ hiện đại ở nước ta → vừa phục vụ cho việc khai thác thuộc địa, vừa nhằm mục đích quân sự.
→ Cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu thay đổi, có sự xuất hiện của mầm mống TBCN, chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quặt què và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
3, Chuyển biến kinh tế - xã hội dưới tác động của chiến tranh khai thác thuộc địa lần thứ 1?
* Kinh tế: như câu 2
* Xã hội: phân hóa giai cấp cũ, xuất hiện các g/c mới và tầng lớp mới
Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Tình hình cơ cấu xã hội:
→ Làm cho nảy sinh mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội
4, Khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất?
Về quy mô: Địa bàn hoạt động rộng lớn hơn các cuộc khởi nghĩa khác gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thậm chí sang cả địa phận nước Lào.
Về lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người có tài chỉ huy và tập hợp lực lượng do đó đã huy động mức cao nhất sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân.
Về thời gian: Kéo dài 10 năm, gây cho địch nhiều tổn thất...
Trình độ tổ chức: Tổ chức chặt chẽ..., biết sử dụng phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo… biết tự chế tạo súng trường theo kiểu Pháp...
Về lực lượng: Lực lượng đông đảo bao gồm cả các dân tộc thiểu số ở mìên núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hoá...
5, Thái độ triều đình và nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1858 – 1884?
Khu vực | Thái độ triều đình | Thái độ nông dân |
Đà Nẵng | Đoàn kết, phối hợp nd k/c chống Pháp, thực hiện “vườn không nhà trống” | - Anh dũng chống Pháp - Tổ chức thành các đội ngũ chủ động tìm địch đánh - Dân và quân bao gồm những ai không đau ốm, bệnh tật |
Gia Định | Nhanh chóng tan rã, giữ thế thủ hiểm: + Xây dựng đồn chí Hòa, không chủ động tấn công địch + Có sự phân hóa về tư tưởng trong nội bộ triều đình: xuất hiện tư tưởng chủ hòa | Anh dũng chiến đấu: các đội quân bám sát, quấy rối, tiêu diệt địch (tiêu biểu khởi nghĩa Dương Bình Tâm đánh vào Chợ Rẫy 7/1860) |
Đông Nam Kì và Tây Nam Kì | Nhu nhược, bối rối, nhanh chóng cầu hòa với Pháp: + 5/6/1862: kí với Pháp Hiệp Ước Nhâm Tuất → bước đầu biến nước ta thành 1 nước nửa phong kiến nửa thuộc địa. | Kiên quyết chông Pháp dành đc nhiều chiến công: + 10/12/186: đội quân Nguyễn Tri Phương đánh chiếm tàu Hi Vọng của Pháp. |
Bắc Kì 1 | Nhu nhược, lo sợ, tìm cách thương lượn với Pháp, kí với Pháp Hiệp Ước Giáp Tuất_1874 → hoàn toàn biến nước ta thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa. | + Nhân dân Hà Nội bất hợp tác với Pháp: bỏ thuốc độc vào thức ăn, giếng nước, đốt các kho thuốc sung của Pháp + Trong thành: Nguyễn Tri Phương đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm + Các văn thân sĩ phu lập các nghĩa hội kháng chiến chống Pháp + Bắc Kì: nhân dân kháng chiến chống Pháp, lập được nhiều chiến công vang dội. |
Bắc Kì 2 | Nhu nhược, nuôi ảo tưởng lấy lại thành Hà Nội bằng con đường thương thuyết | + Hà Nội: bất hợp tác, kiên quyết chống Pháp, đốt các dãy phố → hàng rào lửa, khiêng bàn ghế, tủ giường, chặt cây cối → cản trở bước tấn công của Pháp + Trong thành: quân đội do Hoàng Diệu chỉ huy anh dũng chiến đấu + Bắc Kì: kiên quyết chống Pháp, nhiều nghĩa quân được thành lập ở các tỉnh: rào làng, đắp cảng, đốt dãy phố → bức tường lửa → đánh giặc (19/5/1883: lập chiến công vang dội tại trận Cầu Giấy lần thứ 2 - Rivie tử trận) |
Huế | Bối rối, vội vàng xin đình chiến, kí với Pháp 2 Hiệp Ước do Pháp thảo sẵn (…) → tạo điểu kiện cho Pháp đặt ách thống trị lâu dài ở nước ta. | Anh dũng chống trả (nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Nguyễn Thiện Thuận, Tạ Hiện,… phối hợp với quân Thanh liên tiếp tấn công gây cho Pháp nhiều thiệt hại) |
6, Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất? Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn?
* Hiệp Ước Nhâm Tuất: 5/6/1862: Triều Đình kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung:
- Nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, bồi thường cho Pháp 20tr quan chiến phí
- Mở 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp tự do buôn bán
- Thành Vĩnh Long được trả lại khi nào triều đình chấm dứt được hoạt động chống Pháp ở 3 tỉnh Nam Kỳ
→ Bước đầu biến nước ta…
* Hiệp Ước Giáp Tuất: 15/3/1874 triều đình kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất với nội dung:
- Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp
- Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp
- Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp
→ Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.
* Trách nhiệm của nhà Nguyễn: Trước tình hình đất nước bị xâm lược, nhà Nguyễn nhu nhược, hèn nhát, không chủ động tấn công địch và tâm lí sợ địch, không biết sử dụng sức mạnh của nhân dân để kháng chiến chống Pháp, chỉ biết trông chờ vào con đường thương thuyết, bán rẻ chủ quyền đất nước, nhanh chóng kí kết với Pháp các bản Hiệp Ước do Pháp thảo sẵn, việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp từ không tất yếu đến tất yếu là trách nhiệm hoàn toàn của nhà Nguyễn.