Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 bao gồm đáp án chi tiết cho từng dạng bài tập và bảng ma trận đề kiểm tra sẽ giúp các em học sinh ôn tập hệ thống lại kiến thức ôn tập ôn thi giữa 1 lớp 6 và cuối học kì 1 hiệu quả đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Đề bài kiểm tra 1 tiết môn Công dân lớp 6

Trắc nghiệm:

Câu 1: Những việc làm nào biểu hiện việc biết tự chăm sóc sức khỏe.

A. Mỗi buổi sáng, Bi đều tập thể dục.

B. Đã 4 ngày, Nam không thay quần áo.

C. Bạn thường không ăn cơm buổi sáng.

D. Trời rất lạnh nhưng Lan mặc chiếc áo rất mỏng.

Câu 2: Việc làm nào sau đây là biết chăm sóc, rèn luyện thân thể?

A, Luôn cố gắng ăn thật nhiều .

B, Khi ngủ trùm chăn kín đầu cho ấm.

C, Đi ngoài trời nắng về là tắm nước lạnh ngay.

D, Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao đều dặn.

Câu 3. Ý nghĩa của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể:

A. Giúp chúng ta hiểu biết nhiều

B. Giúp chúng ta biết tôn trọng người khác.

C. Người khác coi trọng chúng ta.

D. giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao

Câu 4. Siêng năng biểu hiện qua sự:

A. Cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.

B. Chưa làm xong bài tập, Nam đã đi chơi.

C. Đến phiên trực nhật lớp, Hồng toàn nhờ bạn làm hộ.

D. Sáng nào cũng dậy muộn.

Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây là siêng năng?

A. Đùn đẩy, trốn tránh công việc.

B. Cẩu thả, hời hợt trong công việc.

C. Trông chờ, ỷ lại vào người khác.

D. Tự giác làm việc.

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.

B. Gặp bài tập khó là Bắc không làm.

C. Chưa học bài, Nam đã đi chơi.

D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn.

Câu 7. Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng?

A, Mai thường xuyên giúp mẹ là việc nhà.

B, Tuấn chỉ lo việc học của mình, ngoài ra không làm việc gì giúp gia đình.

C, Mỗi lần lớp tổ chức lao động là Hải toàn báo bị đau để được nghỉ.

D, Ngày chủ nhật là Hà lại ngủ đến gần 9 giờ sáng mới dậy.

Câu 8. Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?

A. Kiến tha lâu đầy tổ.

B. Con nhà lính tính nhà quan.

C. Cơm thừa, gạo thiếu.

D. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

Câu 9. Thế nào là tiết kiệm

A. Sử dụng của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác một cách hợp lý.

B. Vung tay quá trán.

C. Kiếm củi 3 năm thiếu 1 giờ.

D. Cơm thừa, gạo thiếu.

Câu 10. Trái với tiết kiệm là

A. Keo kiệt

B. Hà tiện

C. Xa hoa

D. A, B, C đúng

Câu 11. Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người

A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động

B. Tiêu xài thoải mái

C. Làm gì mình thích

D. Có làm thì có ăn

Câu 12: Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?

A. Ăn diện theo mốt

B. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm

C. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.

D. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

Câu 13. Đức tính nào là biểu hiện của sự lễ độ

A. Cư xử đúng mực của mỗi người trong giao tiếp.

B. Nói leo trong giờ học.

C. Ngắt lời người khác.

D. Nói trống không.

Câu 14. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?

a. Chào hỏi người lớn tuổi

b. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.

c. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.

d. Ngắt lời khi người khác đang nói.

Câu 15. Dưới đây, câu nói nào là biểu hiện của sự biết ơn.

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

B. Vô ơn.

C. Bội nghĩa.

D. Bạc tình.

Câu 16. Cách ứng xử nào thể hiện lòng biết ơn

A. Bạn An gặp thầy cô giáo là lảng tránh

B. Bạn Hạnh suốt ngày đi chơi không giúp đỡ bố quét nhà

C. Vâng lời bố mẹ, thầy cô

D. Không học bài, làm bài tập ở nhà

Tự luận:

Câu 1: Thế nào là lòng biết ơn. Nêu ý nghĩa của biết ơn?

Câu 2: Cho tình huống: Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khoá. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: "Cháu muốn gặp ai?". Bạn Thanh dừng lại và trả lời: "Cháu vào chỗ mẹ cháu! Thế chú không biết cháu à?". Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy? Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh? Nếu em là Thanh thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ?

Đáp án và hướng dẫn chấm đề kiểm tra 45 phút môn GDCD lớp 6

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

A

D

D

A

D

A

A

A

A

D

A

D

A

D

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung kiến thức cần đạt

Điểm

Câu 1

Biết ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với người đó giúp đỡ mình người có công với dân tộc, đất nước.

- Lòng biết ơn thể hiện ở thái độ, lời nói, cử chỉ đến hành động đền ơn, đáp nghĩa, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người mà mình biết ơn.

Ý nghĩa

- Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta.

- Lòng biết ơn làm đẹp mối quan hệ giữa người với người.

- Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người.

0,5đ

Câu 2

- Chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy là vì: Bạn Thanh vào cổng, không chào hỏi và không xin phép chú bảo vệ để vào cổng cơ quan

- Cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh là thiếu lễ phép, nói cộc lốc khi người lớn hỏi với thái độ ngông nghêng, coi thường chú bảo vệ.

- Nếu em là Thanh, khi vào cổng em sẽ xuống xe chào chú bảo vệ, sau đó giới thiệu mình, nêu lí do mình đến cơ quan tìm mẹ và xin phép chú bảo vệ cho mình được vào gặp mẹ.

1,5đ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
35
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 6

    Xem thêm