Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Sinh học 11

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum gồm 30 câu trắc nghiệm, là tài liệu tham khảo giúp các em ôn tập và nắm vững kiến thức.

Nội dung đề bám sát những nội dung kiến thức cơ bản các em đã được học trong chương trình sách giáo khoa môn Sinh học 11. Các câu hỏi được trình bày cụ thể và ngắn gọn giúp các em dễ dàng làm bài. Để quá trình ôn tập thêm hiệu quả, các em có thể xem thêm Trắc nghiệm Sinh học 11. Mời các em tham khảo:

SỞ GD VÀ ĐT KON TUM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ

------------------

MÃ ĐỀ: 209

ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: SINH HỌC LỚP 11

Thời gian: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề gồm có 03 trang)

Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Điểm giống nhau trong pha tối của quá trình quang hợp giữa các nhóm thực vật C3, C4 và CAM là

A. Chỉ xảy ra vào ban đêm B. Đều có chu trình Canvin

C. Đều diễn ra tại tế bào bao bó mạch D. Chỉ xảy ra vào ban ngày

Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây có bao nhiêu trường hợp rễ cây hấp thụ ion K+ mà không cần phải tiêu tốn năng lượng ATP?

Nồng độ ion K+ ở rễ

Nồng độ ion K+ ở đất

1

0,2%

0,5%

2

0,6%

0,4%

3

0,3%

0,6%

4

0,1%

0,3%

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 3: Cho sơ đồ mô tóm tắt mối quan hệ giữa 2 pha trong quang hợp như sau:

Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học 11

Các số tương ứng I, II, 1, 2, 3, 4 lần lượt sẽ là:

A. (I) Pha tối, (II) pha sáng, (1) H2O, (2) ATP, (3) NADPH, (4) CO2

B. (I) Pha tối, (II) pha sáng, (1) CO2, (2) ATP, (3) NADPH, (4) H2O

C. (I) Pha sáng, (II) pha tối, (1) CO2, (2) ADP, (3) NADPH, (4) H2O

D. (I) Pha sáng, (II) pha tối, (1) H2O, (2) ATP, (3) NADPH, (4) CO2

Câu 4: Thực hiện thí nghiệm : Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (ngô, lúa,…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Một học sinh đã nêu các nhận xét như sau:

(1) Hiện tượng này được gọi là rỉ nhựa.

(2) Do áp suất rễ đẩy nước lên lá, không thoát được thành hơi nên ứ thành giọt trên mép lá.

(3) Có sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tinh.

(4) Hơi nước thoát ra từ lá đã đọng lại trên phiến lá.

(5) Hiện tượng trên chỉ xảy ra ở cây bụi thấp và cây thân thảo

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về thí nghiệm trên?

A. 4 B. 3 C. 5 D. 2

Câu 5: Những cây thuộc nhóm là

A. Lúa, khoai, sắn, đậu B. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng

C. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu D. Rau dền, kê, diếp cá

Câu 6: Khi nói về cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cây chỉ hấp thụ khoáng ở dạng ion và quá trình hấp thụ khoáng luôn đi kèm hấp thụ nước

B. Sự hấp thụ các ion khoáng theo cơ chế thụ động không tiêu tốn năng lượng ATP

C. Quá trình hô hấp của tế bào rễ có liên quan đến khả năng hút khoáng của tế bào lông hút

D. Tất cả các loại ion khoáng đều được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động

Câu 7: Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào nội bì của rễ B. Tế bào mạch cây của rễ

C. Tế bào biểu bì của rễ D. Tế bào mạch gỗ của rễ

Câu 8: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?

A. Sắt B. Mangan C. Nitơ D. Bo

Câu 9: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là

A. Xitôkinin và ancaloit B. Nước và các ion khoáng

C. Saccarozơ và axit amin D. Axitamin và vitamin

Câu 10: Trong thí nghiệm thoát hơi nước ở lá, người ta dùng giấy thấm tẩm dung dịch

A. Natri clorua 9% B. Canxi clorua 9% C. Coban clorua 5% D. Bari clorua 5%

Câu 11: Muốn hoa cắm bình tươi lâu, trước khi cắm vào lọ, ta cần cắt ngầm trong nước một đoạn cuối cành hoa sau đó cắm ngay vào lọ nước. Điều này có tác dụng

A. Giúp cho diện tích tiếp xúc giữa cành hoa và nước trong chậu tăng lên giúp lấy được nhiều nước

B. Giúp loại bỏ bọt khí để sự vận chuyển chất hữu cơ diễn ra liên tục trong mạch gỗ

C. Giúp cho diện tích tiếp xúc giữa cành hoa và nước trong chậu tăng lên giúp lấy được nhiều chất sinh dưỡng

D. Giúp loại bỏ bọt khí để dòng nước trong mạch gỗ được vận chuyển liên tục

Câu 12: Sản phẩm tạo thành chủ yếu trong điều kiện cây quang hợp ở miền ánh sáng đỏ là

A. Cacbohydrat và protein B. Lipit và cacbohydrat

C. Cacbohydrat D. Axit amin, protein

Câu 13: Cần dùng cồn trong thí nghiệm phát hiện sắc tố vì

A. Cồn làm mô lá vỡ ra và giải phóng sắc tố

B. Cồn làm lá mềm nhanh nên dễ tách sắc tố

C. Cồn bảo vệ sắc tố không biến chất

D. Cồn hòa tan được sắc tố

Câu 14: Trong một khu vườn có nhiều loài hoa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận định nào sau đây hợp lý nhất về biểu hiện khác biệt của cây này là

A. Có thể cây này đã được bón thừa kali

B. Có thể cây đã bị tán các cây gỗ lớn che khuất

C. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ

D. Có thể cây này mọc ở vùng đất có nguồn nước dồi dào

Câu 15: Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây?

A. Ở chất nền của lục lạp B. Ở màng tilacoit

C. Ở xoang tilacoit D. Ở tế bào chất của tế bào lá

Câu 16: Khi nhiệt độ cao và lượng ôxi hoà tan cao hơn lượng CO2 trong lục lạp, sự tăng trưởng không giảm ở cây

A. Dừa B. Ngô

C. Đậu D. Lúa

Câu 17: Trong quá trình chuyển hóa nito hữu cơ ở xác sinh vật trong đất thành dạng nito khoáng mà cây có thể hấp thụ được, vi khuẩn amon hóa có vai trò nào sau đây?

A. Chuyển nito hữu cơ thành NH4+ B. Chuyển NO2 thành NO3-

C. Chuyển NO3- thành NO2 D. Chuyển NH4+ thành NO3-

Câu 18: Thoát hơi nước qua lá bằng con đường

A. Qua cutin, mô giậu B. Qua khí khổng, cutin

C. Qua khí khổng, mô giậu D. Qua cutin, biểu bì

Câu 19: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là

A. Rượu etylic + CO2 B. Rượu etylic + năng lượng

C. Rượu etylic + CO2+ năng lượng D. Axit lactic + CO2 + năng lượng

Câu 20: Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến 100m?

A. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh.

B. Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước.

C. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ.

D. Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ.

Phương án đúng là:

A. 2,3 B. 3,4 C. 1,4 D. 2,4

Câu 21: Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín và bình 4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?

1. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.

2. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.

3. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm.

4. Nồng độ CO2 ở bình 3 tăng.

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

Câu 22: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước

B. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp là nguyên liệu của pha tối

C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp

D. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng

Câu 23: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuộc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.

Nhận xét nào sau đây là về thí nghiệm trên là hợp lý ?

(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.

(2) Cây A có thể là thực vật C4, cây B có thể là thực vật C3

(3) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sáng tăng làm cho cây A phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp

(4) Cây B chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.

A. (1), (2) và (3) B. (1), (2) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1) , (3) và (4)

Câu 24: Cây trồng hấp thụ nitơ chủ yếu ở dạng

A. NO2- và NH4+ B. NO3- và NH4+ C. NO và NH3 D. NO3- và N2

Câu 25: Oxi thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ

A. Sự phân giải CO2 B. Sự quang phân li nước

C. Quá trình phân giải cacbohiđrat D. Sự cố định CO2

Câu 26: Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây:

A. Gây độc hại đối với cây.

B. Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

C. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.

D. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 2 D. 1, 2, 3, 4

Câu 27: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

A. Rễ B. Thân C. Lá D. Quả

Câu 28: Lượng CO2 hấp thụ và lượng O2 giải phóng của 1 ha rừng cho năng suất 22 tấn sinh khối/ năm lần lượt khoảng từ

A. 32,27 tấn và 23,47 tấn B. 35,27 tấn và 25,67 tấn

C. 22 tấn và 16 tấn D. 16 tấn và 22 tấn

Câu 29: Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua các con đường nào?

A. Con đường qua chất nguyên sinh – con đường gian bào

B. Con đường qua không bào – con đường gian bào

C. Con đường qua thành tế bào –con đường không bào

D. Con đường qua chất nguyên sinh – con đường không bào

Câu 30: Bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp?

A. Ty thể B. Diệp lục C. Lục lạp D. Grana

------------ HẾT ----------

VnDoc xin giới thiệu tới các em Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp như: Học tốt Ngữ văn 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Giải bài tập Toán 11,..

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 11

    Xem thêm