Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Sinh học lớp 11

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm có 33 câu hỏi trắc nghiệm nằm trong phạm vi kiến thức SGK Sinh học lớp 11. Để thuận tiện hơn cho các bạn trong quá trình đối chiếu kết quả bài làm chúng tôi đã cập nhật đầy đủ và chính xác đáp án. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Đặng Huy Trứ, Huế năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Long An năm học 2015 - 2016

Ở GD&ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT ĐĂK SONG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: SINH HỌC - KHỐI: 11
Đề gồm: 33 câu - Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Lá cây thoát hơi nước chủ yếu qua:

A. Qua khí khổng và qua lớp cutin. B. Qua toàn bộ tế bào của lá.
C. Qua lớp cutin không qua khí khổng. D. Qua khí khổng

Câu 2: Thành phần dịch mạch gỗ gồm

A. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ.
B. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá.
C. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ.
D. nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.

Câu 3: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì

A. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được.
B. Tế bào nội bì không thấm nước nên nước không vận chuyển qua được.
C. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác.
D. Nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được.

Câu 4: Trong hoạt động hô hấp tế bào thực vật, nước được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây?

A. Chuỗi truyền electron hô hấp B. Chu trình Crep
C. Đường phân D. Lên men

Câu 5: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu phôtpho của cây là:

A. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
B. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.

Câu 6: Câu nào là đúng khi nói về cấu tạo mạch rây?

A. Gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
B. Gồm các tế bào sống là quản bào và mạch ống.
C. Gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống.
D. Gồm các tế bào chết là mạch ống và tế bào kèm.

Câu 7: Lượng nước cây hấp thụ vào bị mất đi qua con đường thoát hơi nước chiếm khoảng:

A. 95% B. 10% C. 98% D. 20%.

Câu 8: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:

A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 9: Quá trình quang hợp của thực vật C3, C4 và CAM có điểm giống nhau là:

A. Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP( ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat).
B. Có chu trình Canvin
C. Sản phẩm đầu tiên là APG (axit phôtphoglixêric).
D. Diễn ra trên cùng một loại tế bào.

Câu 10: Loại vi khuẩn nào chuyển đạm nitrát thành N2?

A. Vi khuẩn cố định nitơ. B. Vi khuẩn phản nitrát hoá.
C. Vi khuẩn nitrat hoá. D. Vi khuẩn amôn hoá.

Câu 11: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:

A. Tổng hợp ADN. B. Tổng hợp cacbohidrat.
C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp prôtêin.

Câu 12: Sản phẩm của pha sáng gồm có:

A. ATP, NADPH. B. ATP, NADPH và CO2
C. ATP, NADP và O2 D. ATP, NADPH và O2

Câu 13: Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng?

A. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước).
B. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
C. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
D. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ (CO2 và nước)

Câu 14: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

A. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
B. Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
C. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
D. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).

Câu 15: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được:

A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.
D. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

Câu 16: Rễ cây phát triển thế nào để hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao?

A. Phát triển nhanh về chiều sâu để tìm nguồn nước.
B. Phát triển mạnh trong môi trường có nhiều nước.
C. Phát triển đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút.
D. Theo hướng tăng nhanh về số lượng lông hút.

Câu 17: Nguyên tố Magiê là thành phần cấu tạo của

A. Diệp lục. B. Prôtêin. C. Màng của lục lạp. D. Axit nuclêic.

Câu 18: Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là:

A. C6H12O6 + O2 → CO2 + H2O + Q (năng lượng).
B. C6H12O6 + O2 → 12CO2 + 12H2O + Q (năng lượng).
C. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng).
D. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O.

Câu 19: Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin là:

A. ATP, NADPH. B. APG (axit phôtphoglixêric).
C. ALPG (an đêhit phôtphoglixêric). D. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat).

Câu 20: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Ở màng ngoài. B. Ở màng trong. C. Ở chất nền. D. Ở tilacôit.

Câu 21: Trong quá trình hô hấp hiếu khí giai đoạn nào tạo ra nhiều ATP nhất:

A. Chu trinh Crep. B. Đường phân.
C. Chuỗi truyền electron hô hấp D. Lên men.

Câu 22: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là:

A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.
B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa.
C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây.
D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.

Câu 23: Trong tế bào các a xít piruvic được ôxi hoá để tạo thành chất (A). Chất (A) sau đó đi vào chu trình Crep. Chất (A) là:

A. Axit lactic B. Glucôzơ C. Axit axêtic D. Axêtyl-CoA

Câu 24: Thực vật C4 được phân bố như thế nào?

A. Sống ở vùng nhiệt đới.
B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
D. Sống ở vùng sa mạc.

Câu 25: Năng suất kinh tế là:

A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

Câu 26: Dạng nitơ nào cây có thể hấp thu được?

A. NO2 và NH4+ B. NO3- và NH4+ C. NO2- và N2 D. NO2 và NO3-

Câu 27: Hô hấp ánh sáng xảy ra:

A. Ở thực vật C4. B. Ở thực vật CAM.
C. Ở thực vật C3 D. Ở tất cả các loài thực vật

Câu 28: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?

A. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng.
B. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng.
C. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng.
D. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng.

Câu 29: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:

A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
B. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
C. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Câu 30: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

A. Photpho B. Sắt C. Canxi D. Lưu huỳnh

Câu 31: Câu nào là sai?

A. Bón phân hợp lí là phải đúng loại, vừa đủ, đúng nhu cầu của cây.
B. Phân bón cho cây chỉ có thể bón qua rễ
C. NO2, NO là chất độc hại cho cây.
D. Khí N2 cây trồng không hấp thụ trực tiếp được

Câu 32: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:

A. Rượi êtylic + Năng lượng. B. Axit lactic + CO2 + Năng lượng.
C. Rượi êtylic + CO2 + Năng lượng. D. Rượi êtylic + CO2.

Câu 33: Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?

A. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống.
B. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào.
D. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 11

    Xem thêm