Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2015 trường THCS Cách Mạng Tháng Tám

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2015 trường THCS Cách Mạng Tháng Tám có kèm theo đáp án giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn tập kiến thức môn văn nhằm ôn thi học kì 2, ôn thi cuối kì tốt hơn. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong bài thi của mình.

Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Toán - Phòng Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai (Đề 7)

Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Toán - Đề số 2

Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn tiếng Anh - THCS Trần Hưng Đạo, Đồng Nai

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2014-2015

Môn: NGỮ VĂN – LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Cho biết nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

b) Tìm thêm ít nhất một câu tục ngữ cùng chủ đề.

Câu 2: (3,0 điểm)

Viết đoạn văn (từ 6-8 câu) kể về hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có sử dụng một phép liệt kê và một câu đặc biệt.

Câu 3: (5,0 điểm)

Nhân dân ta muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Hãy viết bài văn giải thích những điều em hiểu được trong câu ca dao trên.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

  • Nghệ thuật: ẩn dụ, ngắn gọn (0.5 đ)
  • Nội dung: nhắc nhở lòng biết ơn ( 0.25đ)
    • Khi ăn một quả ngọt phải nhớ đến người có công trồng cây. (0.25 đ)
    • Khi được hưởng một thành quả nào đó phải nhớ đến người đã có công gây dựng: con cháu biết ơn ông bà cha mẹ; học sinh biết ơn thầy cô; nhân dân nhớ ơn anh hùng liệt sĩ… (0.5 đ)

b) Câu tục ngữ cùng chủ đề: Uống nước nhớ nguồn, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng (0.5đ)

Câu 2: (3,0 điểm)

  • Hs viết được đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu (6-8 câu): 0,5 đ
  • Thiếu hoặc thừa 1 câu trở lên: -0,25 đ
  • Đúng đề tài: hoạt động giữ vệ sinh trường lớp (0,5 đ)
  • Có sử dụng đúng:
    • Liệt kê: 0,5 đ – có gạch dưới xác định: 0,25 đ
    • Dấu chấm lửng: 0,5 đ - có gạch dưới xác định: 0,25 đ
  • Diễn dạt liên kết, mạch lạc, trình bày cẩn thận, chữ viết rõ: 0,5đ

Câu 3: (5,0 điểm)

A. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết vận dụng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ .
  • Biết sử dụng các yếu tố phù hợp giúp làm rõ cảm xúc trong bài phát biểu cảm nghĩ;
  • Bài viết có kết cấu chặt chẽ, ý văn rõ, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng, cảm xúc chân thật.

B. Yêu cầu về kiến thức:

  • Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn phát biểu cảm nghĩ kết hợp với các yếu tố thực tế học sinh nêu suy nghĩ của mình về bài thơ.
  • Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

Dàn ý:

a. Mở bài:

  • Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
  • Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.

b. Thân bài:

  • Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
    • Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
    • Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
  • Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
    • Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
    • Để cùng chống giặc ngoại xâm...
    • Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư... (có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
  • Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
    • Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
    • Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
  • Liên hệ bản thân:
    • Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)

c. Kết bài:

  • Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
  • Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.

C-Biểu điểm:

  • Điểm 5: Bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, ý văn mạch lạc, giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ, chữ viết đẹp, đúng chuẩn.
  • Điểm 4: Nắm thể loại, hoàn thành các yêu cầu về nội dung, bố cục rõ, lập luận và diễn đạt suôn sẻ, mắc 3-4 lỗi chính tả, chữ viết rõ.
  • Điểm 3: Bố cục đủ, hoàn thành tương đối các yêu cầu về nội dung, đôi chỗ ý văn và dẫn chứng sơ sài, mắc 5-6 lỗi chính tả, chữ viết tương đối rõ.
  • Điểm 2: Đủ các yêu cầu về nội dung, nhưng lời văn còn vụng về, thiếu dẫn chứng cụ thể, mắc không quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Vẫn hình thành được bố cục ba phần nhưng sơ sài (khoảng 15 dòng).
  • Điểm 1: Chỉ viết một đoạn rồi bỏ hoặc lạc đề
  • Điểm 0 : Bỏ trắng, không làm.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
101
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm