Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017. Đề thi nhằm đánh giá năng lực học tập của học sinh lớp 10 môn Hóa học nửa đầu học kì 1. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 87; Ba = 137; K = 39; O = 16; Cr = 52; Br = 80; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Au = 197; N = 14.

Câu 1: Ion A3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d2. Cấu hình electron của nguyên tử A là

A. [Ar]3d5 B. [Ar]3d34s2 C. [Ar]3d44s2 D. [Ar]4s23d3

Câu 2: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 82, biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 4. Nguyên tố X thuộc loại

A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố d. C. Nguyên tố p. D. Nguyên tố f.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(1) Bảng tuần hoàn có 16 cột gồm: 8 nhóm A và 8 nhóm B.
(2) Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
(3) Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).
(4) Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số electron như nhau.
(5) Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một nhóm. Số phát biểu sai là

A. 3 B. 5 C. 2 D. 4

Câu 4: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong ion X3- là 53. Tỉ số giữa nơtron và electron trong ion trên là 18 : 19. Số khối của X là

A. 36. B. 35. C. 37. D. 34.

Câu 5: Clo có 2 đồng vị (35Cl; 37Cl) và oxi có 3 đồng vị (16O; 17O; 18O) thì số phân tử Cl2O tối đa được tạo thành là

A. 3. B. 6. C. 12. D. 9.

Câu 6: Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 164; số hạt không mang điện là 56. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 7. Tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn trong X là 10. Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử X là

A. 8 B. 12 C. 6. D. 10

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 11,7 gam một kim loại nhóm IA vào 50 gam nước thu được dung dịch X và 3,36 lít khí (đktc). Nồng độ phần trăm của dung dịch X là

A. 27,45%. B. 27,36%. C. 27,23%. D. 27,22%.

Câu 8: Nguyên tử X có phân lớp ngoài cùng là 3p4. Phát biểu sai khi nói về X là:

A. Hạt nhân nguyên tử X có 16 proton.
B. Trong bảng tuần hoàn X thuộc chu kì 3.
C. Trong bảng tuần hoàn X thuộc nhóm IVA.
D. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6e.

Câu 9: Trong nguyên tử, lớp L và lớp N có số electron tối đa lần lượt là:

A. 2, 8. B. 8, 32. C. 8, 18. D. 18, 8.

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố R có kí hiệu sau 3919R. Vậy R có đặc điểm:

A. R là một nguyên tố mở đầu chu kì 3.
B. R thuộc chu kì 4, nhóm IA, có 19 nơtron trong hạt nhân.
C. R là một kim loại kiềm.
D. R có tổng số electron trên lớp L và lớp N là 8.

Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng electron trên lớp M là 13. Số nguyên tố X thỏa mãn điều kiện trên là

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

(1) Nguyên tử của nguyên tố kim loại có phân lớp ngoài cùng là ns1 hoặc ns2
(2) Nguyên tử của nguyên tố phi kim đều có electron cuối cùng thuộc phân lớp p
(3) Nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có lớp electron ngoài cùng là ns2np6
(4) Nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là 4s2 thì có số hiệu nguyên tử là 20. Số phát biểu luôn đúng là

A. 3 B. 1 C. 0 D. 2

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trên các phân lớp s là 5e. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kì 3, nhóm IA.
B. Chu kì 4, nhóm IIIA.
C. Chu kì 5, nhóm IIA.
D. Chu kì 3, nhóm IVA.

Câu 14: Nitơ trong tự nhiên là hỗn hợp của 2 đồng vị: 147N (99,63%) và 157N (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là

A. 14,00. B. 14,01. C. 14,05. D. 14,02.

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trên các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện của X là 4. X và Y lần lượt là các nguyên tố

A. Si (Z = 14) và Ar (Z = 18)
B. Si (Z = 14) và Mg (Z = 12)
C. Mg (Z = 12) và Ne (Z = 10)
D. Si (Z = 14) và S (Z = 16)

Câu 16: Ion X3+ và ion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là

A. X ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
B. X ở ô 7, chu kì 2, nhóm IIIA và Y ở ô 12, chu kì 3, nhóm VIIIA.
C. X ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm IVA.
D. X ở ô 7, chu kì 2, nhóm VA và Y ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 17: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Số electron ở phân mức năng lượng cao nhất của R là

A. 7. B. 3. C. 5. D. 1.

Câu 18: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng kim loại có khối lượng mol nhỏ nhất trong hỗn hợp trên là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137)

A. 76,05%. B. 52,10%. C. 47,90%. D. 23,95%.

Câu 19: Nguyên tố gali (Ga) có hai đồng vị. Đồng vị I có số hạt mang điện là 62 và có số hạt không mang điện chiếm 38% tổng số hạt (p, n, e). Số nơtron của đồng vị II nhiều hơn số nơtron của đồng vị I là 2 hạt. Khối lượng nguyên tử trung bình của Ga là 69,8u. Thành phần % số nguyên tử của đồng vị I và II lần lượt là

A. 40% và 60%. B. 30% và 70%. C. 60% và 40%. D. 70% và 30%.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(1) Nguyên tử nào cũng được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron.
(2) Trong nguyên tử, số proton trong hạt nhân bằng số electron ngoài lớp vỏ và bằng điện tích hạt nhân.
(3) Nguyên tử khối coi như bằng số khối (khi không cần độ chính xác cao).
(4) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.
(5) Chỉ có hạt nhân nguyên tử 168O mới có tỉ lệ giữa số proton và số nơtron là 1 : 1. Số phát biểu luôn đúng là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 21: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 13. B. 12. C. 11. D. 14.

Câu 22: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Vậy tổng số electron trên lớp M của X là

A. 8. B. 18. C. 7. D. 10.

Câu 23: Phân tử X2Y có tổng số electron là 23. Biết nguyên tố X và nguyên tố Y ở hai nhóm A kế tiếp trong cùng một chu kì. Nhận xét nào sau đây không đúng:

A. X và Y đều là nguyên tố p.
B. Phân tử X2Y có tên gọi là Đinitơ oxit.
C. Điện tích hạt nhân nguyên tử X là 128,16.10-20 (C).
D. Y có 5 electron hóa trị.

Câu 24: Ở điều kiện thường, kim loại X có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích của các khe trống chỉ chiếm 32% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của X bằng 7,2 g/cm3, bán kính nguyên tử X là 0,1249 nm. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử X có dạng hình cầu. Biết số Avogađro = 6,022.1023. X là

A. Cr. B. Fe. C. Au. D. Cu.

Câu 25: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A, ở 2 chu kì kế tiếp nhau. Tổng số proton trong hai hạt nhân của hai nguyên tử là 22. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là

A. 15 và 7. B. 10 và 12. C. 13 và 9. D. 6 và 16.

Câu 26: Oxi có các đồng vị: 168O (99,757%), 178O (0,039%), 188O (0,204%). Khi có 612 nguyên tử 188O thì có

A. 199271 nguyên tử 168O
B. 298271 nguyên tử 168O
C. 171 nguyên tử 178O
D. 117 nguyên tử 178O

Câu 27: Hòa tan hết 12,34 gam hỗn hợp kim loại X gồm 2 kim loại thuộc nhóm IA và IIA tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít H2 (đktc) và m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 30,50. B. 45,00. C. 31,54. D. 28,14.

Câu 28: Cho các nguyên tử có số hiệu tương ứng: X (Z = 11), Y (Z = 4), T (Z = 24), A (Z = 2), R (Z = 16), Q (Z = 5). Số các nguyên tử kim loại là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 29: Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 lần lượt là

A. 18 và 8. B. 8 và 32. C. 8 và 18. D. 8 và 8.

Câu 30: Trong tự nhiên Br có 2 đồng vị là 79Br và 81Br. Nguyên tử khối trung bình của Br là 79,91. Phần trăm về khối lượng 79Br có trong HbrO3 là (cho H = 1; O = 16)

A. 33,4%. B. 33,8%. C. 38,3%. D. 34,3%.

Đánh giá bài viết
1 1.420
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 10

Xem thêm