Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Thuận Thành 3, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10
Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Thuận Thành 3, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 10, giúp các bạn ôn thi giữa kì I một cách chủ động và hiệu quả. Đáp án được đưa ra cuối đề thi, mời các bạn tham khảo.
Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 trường THPT Thuận Thành 3, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 3 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 04 trang) | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2016- 2017 Môn: Hóa học Lớp: 10 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) |
Mã đề thi: 132
Cho nguyên tử khối của một số nguyên tố sau (theo đvC): Na = 23; K = 39; Ba = 137; Ca = 40; Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Zn = 65; Cu = 64; Ag = 108; Cr = 52; Sn = 119; S = 32; Si = 28; C = 12; Cl = 35,5; Br = 80; N = 14; P = 31; O = 16; I = 127; H = 1.
Câu 1: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng:
A. số proton. B. số khối.
C. số nơtron. D. số nơtron và proton.
Câu 2: Cho các oxit sau: CuO, Fe2O3, CO2, P2O5, Na2O. Các oxit thuộc loại oxit bazơ đã cho là:
A. CuO, Fe2O3, Na2O, CO2. B. CuO, Fe2O3, Na2O.
C. CuO, Fe2O3, CO2, P2O5, Na2O. D. CuO, Fe2O3.
Câu 3: Thể tích khí (ở đktc) của 32 gam khí lưu huỳnh đioxit (SO2) là:
A. 22,4 lit. B. 33,6 lít. C. 5,60 lít. D. 11,2 lít.
Câu 4: Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố sau:
X: 1s22s22p63s23p4 Y: 1s22s22p63s23p64s2 Z: 1s22s22p63s23p6
Nguyên tố nào là kim loại?
A. X và Y. B. Y. C. X. D. Z.
Câu 5: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y là nguyên tố s, p, d hay f?
A. X là nguyên tố s, Y là nguyên tố s.
B. X là nguyên tố p, Y là nguyên tố p.
C. X là nguyên tố p, Y là nguyên tố s.
D. X là nguyên tố s, Y là nguyên tố p.
Câu 6: Trong 800 ml dung dịch A có chứa 8 gam NaOH. Nồng độ mol/lít của dung dịch A là:
A. 0,20M. B. 0,25M. C. 0,16M. D. 10M.
Câu 7: Cho các nguyên tố 9F, 16S, 17Cl, 14Si. Chiều tăng dần tính phi kim của chúng là:
A. Si > S > F > Cl. B. F > Cl > S > Si. C. F > Cl > Si > S. D. Si > S > Cl > F.
Câu 8: Một ion R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. R thuộc chu kì nào? Nhóm nào?
A. Chu kì 4, nhóm IIA. B. Chu kì 4, nhóm IA.
C. Chu kì 3, nhóm VIA. D. Chu kì 3, nhóm VIIIA.
Câu 9: Cho 4,6 gam Natri tác dụng vừa đủ với khí O2 thu được m gam oxit. Giá trị của m là:
A. 24,8g. B. 3,1g. C. 6,2g. D. 12,4g.
Câu 10: Oxi có 3 đồng vị là 816O, 817O, 818O. Cacbon có 2 đồng vị là 612C, 613C. Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử khí CO2 được tạo thành từ các đồng vị trên:
A. 11. B. 13. C. 14. D. 12.
Câu 11: Những đặc trưng nào sau đây của đơn chất và nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của Z?
A. Số lớp electron. B. Số electron lớp ngoài cùng.
C. Tỉ khối. D. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
Câu 12: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
A. Tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.
B. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
C. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
D. Tính phi kim và tính kim loại đều giảm dần.
Câu 13: Electron thuộc lớp nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?
A. M B. N C. K D. L
Câu 14: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố d và nguyên tố f. B. Nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Nguyên tố s. D. Nguyên tố p.
Câu 15: Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau:
Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau?
A. 1, 2 và 3. B. 1 và 2. C. 2 và 3. D. Cả 1, 2, 3, 4.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10
1 | A | 11 | B | 21 | C | 31 | A |
2 | B | 12 | B | 22 | A | 32 | C |
3 | D | 13 | C | 23 | D | 33 | A |
4 | B | 14 | B | 24 | B | 34 | D |
5 | D | 15 | A | 25 | C | 35 | D |
6 | B | 16 | C | 26 | A | 36 | D |
7 | D | 17 | A | 27 | C | 37 | B |
8 | B | 18 | D | 28 | C | 38 | C |
9 | C | 19 | B | 29 | D | 39 | C |
10 | D | 20 | A | 30 | A | 40 | A |
Mời các bạn tải về để xem file đầy đủ.