Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực, Tây Ninh năm học 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực, Tây Ninh năm học 2015 - 2016. Đề thi gồm 2 mã đề, mỗi đề gồm có 2 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 90 phút. Đề thi kiểm tra kiến thức về biện pháp tu từ, kỹ năng làm bài văn tự sự của học sinh. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
SỞ GD&ĐT TÂY NINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút |
Đề 1
Câu 1: (3,0 điểm)
Xác định biện pháp tu từ, nêu tác dụng và nội dung chính của bài ca dao sau:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Câu 2: (7,0 điểm)
Kể về một kỷ niệm thời học sinh để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất.
------Hết------
(Học sinh không được sử dụng tài liệu)
SỞ GD&ĐT TÂY NINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút |
Đề 2
Câu 1: (3,0 điểm)
Xác định biện pháp tu từ, nêu tác dụng và nội dung chính của bài ca dao sau:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Câu 2: (7,0 điểm)
Kể lại một việc làm ý nghĩa mà anh (chị) đã làm được.
------Hết------
(Học sinh không được sử dụng tài liệu)
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10
SỞ GD&ĐT TÂY NINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC | ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 |
Đề 1
Câu 1
- Biện pháp tu từ: So sánh 1,0
- Đối tượng được so sánh: Tấc đất
- Đối tượng để so sánh: Tấc vàng
- Từ so sánh: Bao nhiêu - bấy nhiêu
=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự quý giá của đất: Đất quý như vàng. 1,0
- Nội dung: Khuyên răn con người chăm chỉ lao động, không nên bỏ ruộng hoang vì đất đai quý như vàng. 1,0
Câu 2
1. Yêu cầu chung
- Đúng thể loại tự sự.
- Đủ ý, hành văn mạch lạc, rõ ràng
- Có kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật, có ý thức miêu tả.
2. Yêu cầu cụ thể
a. Mở bài 0,5
- Giới thiệu về một kỷ niệm thời học sinh để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất (kỷ niệm về thầy cô, bạn bè, mái trường,...)
- Cảm xúc, ấn tượng chung.
b. Thân bài: Giới thiệu những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện. 6,0
c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện (nêu cảm nghĩ, rút ra bài học cho bản thân,...) 0,5
3. Thang điểm
- Điểm 6 - 7: Đảm bảo tốt những yêu cầu trên, bố cục hoàn chỉnh, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có những liên tưởng đặc sắc, trình bày sạch sẽ, không hoặc ít sai lỗi chính tả, diễn đạt (1 đến 3 lỗi).
- Điểm 4 - 5: Bài làm khá, đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu trên, ý mạch lạc, hành văn trôi chảy, bố cục hoàn thiện, còn mắc lỗi chỉnh tả, diễn đạt nhưng lỗi không nghiêm trọng.
- Điểm 2 - 3: Bài làm chưa rõ ý, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả, chữ viết cẩu thả, bố cục chưa hoàn chỉnh.
- Điểm 1: Bài không có bố cục 3 phần, không nắm kỹ năng làm văn, không nắm kiến thức cơ bản:
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn.
- Lưu ý:
- Giám khảo căn cứ vào tình hình cụ thể bài làm để cho điểm sát với trình độ học sinh.
- Điểm toàn bài lấy lẻ đến 0,5 điểm.
Đề 2
Câu 1
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa: Trâu ơi, bảo 1,0
=> Tác dụng: Biến con trâu giống như con người có thể trò chuyện với nhà nông. 1,0
- Nội dung: Tình cảm gắn bó, thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Con trâu được xem như người bạn của nhà nông, 1,0
Câu 2
1. Yêu cầu chung
- Đúng thể loại tự sự.
- Đủ ý, hành văn mạch lạc, rõ ràng
- Có kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật, có ý thức miêu tả.
2. Yêu cầu cụ thể
a. Mở bài 0,5
- Giới thiệu về một việc làm ý nghĩa mà em đã làm được (giúp đỡ người khác, bảo vệ môi trường, chăm sóc người bệnh,...).
- Cảm xúc, ấn tượng chung.
b. Thân bài: Giới thiệu những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện. 6,0
c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện (nêu cảm nghĩ, rút ra bài học cho bản thân,...) 0,5
3. Thang điểm
- Điểm 6 - 7: Đảm bảo tốt những yêu cầu trên, bố cục hoàn chỉnh, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có những liên tưởng đặc sắc, trình bày sạch sẽ, không hoặc ít sai lỗi chính tả, diễn đạt (1 đến 3 lỗi).
- Điểm 4 - 5: Bài làm khá, đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu trên, ý mạch lạc, hành văn trôi chảy, bố cục hoàn thiện, còn mắc lỗi chỉnh tả, diễn đạt nhưng lỗi không nghiêm trọng.
- Điểm 2 - 3: Bài làm chưa rõ ý, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả, chữ viết cẩu thả, bố cục chưa hoàn chỉnh.
- Điểm 1: Bài không có bố cục 3 phần, không nắm kỹ năng làm văn, không nắm kiến thức cơ bản:
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn.
- Lưu ý:
- Giám khảo căn cứ vào tình hình cụ thể bài làm để cho điểm sát với trình độ học sinh.
- Điểm toàn bài lấy lẻ đến 0,5 điểm.