Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu học tập hữu ích dành cho các em học sinh lớp 10, giúp các em ôn tập kiến thức Ngữ văn trong học kì 1, đạt kết quả tốt trong bài thi định kì cuối kì I sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Tôn Đức Thắng, Gia Lai năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đốc Binh Kiều, Tiền Giang năm học 2012 - 2013

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

Năm học: 2015 -2016

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 10 - Thời gian: 90 phút

I. Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm).

Đọc những câu ca dao sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

Cổ tay em trắng như ngà,
Con mắt em liếc như là dao cau.
Miệng cười như thể hoa ngâu,
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen!

Câu 1: (1,0 điểm). Nêu nội dung của những câu ca dao trên?

Câu 2: (1,0 điểm). Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu ca dao trên? Chỉ rõ những hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ đó?

Câu 3: (1,0 điểm). Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ nêu trên?

II. Phần II: Làm văn (7,0 điểm).

Cảm nhận của anh/chị về quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dâu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người tìm đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

I. Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm).

1. Nội dung bài ca dao: Ngợi ca vẻ đẹp mặn mà, tươi tắn, sắc sảo mà duyên dáng của "Em" - người thiếu nữ thôn quê. (1đ)

2. 1đ (Mỗi ý 0,5đ)

  • Biện pháp tu từ: So sánh.
  • Hình ảnh có sử dụng biện pháp so sánh:
    • Cổ tay em trắng (như) ngà
    • Con mắt em liếc (như là) dao cau
    • Miệng em cười (như thể) hoa ngâu
    • Cái khăn em đội đầu (như thể) hoa sen.

3. Hiệu quả nghệ thuật: 1đ (Mỗi ý 0,5đ)

  • Biện pháp so sánh góp phần miêu tả sinh động, cụ thể, giàu hình ảnh vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, sắc sảo của Em.
  • Biểu đạt cảm xúc ngưỡng mộ, say mê của người quan sát (nhân vật trữ tình Anh).

II. Phần II: Làm văn (7,0 điểm).

A. Hình thức: HS biết triển khai một bài làm văn nghị luận có bố cục đủ 3 phần. Diễn đạt rõ ràng, ít hoặc không mắc lỗi chính tả. Có kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ (đi từ đặc sắc nghệ thuật để khái quát nội dung tư tưởng).

* Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.

* Thân bài:

  • Triển khai được vấn đề nghị luận
  • Có những cảm nhận( nhận xét) xác đáng
  • Có những lí giải hợp lí
  • Thân bài được chia thành nhiều đoạn văn.

* Kết bài: Thâu tóm, đánh giá được vấn đề nghị luận.

B. Nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau (diễn dịch, qui nạp hoặc kết hợp diễn dịch, qui nạp) đều được, song cần đạt được các nội dung cơ bản sau:

1. Quan niệm (biểu hiện) sống nhàn của NBK qua bài thơ: HS biết cách phân tích, cảm thụ các câu thơ, khai thác yếu tố nghệ thuật của thể thất ngôn bát cú Đường luật: phép đối, các phép tu từ: lặp từ ngữ, liệt kê, từ láy, cách nói ngược nghĩa, sử dụng điển tích ...để khái quát được các nội dung sau:

  • Vui với công việc lao động nhà nông, cuộc sống tự cung tự cấp hoàn toàn, ung dung, kiên định với lối sống ấy (Câu 1,2). (1đ)
  • Sinh hoạt bình dị, vừa đủ, mùa nào thức nấy, đạm bạc mà thanh cao, gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên (Câu 5,6). (1đ)
  • Lánh xa nơi quyền quý để di dưỡng tinh thần, giữ cho tâm hồn an nhiên, khoáng đạt. Xem thường phú quý, công danh, sống ung dung, tỉnh táo. (Câu 3,4 - 7,8). (1đ)

2. Vẻ đẹp nhân cách nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm: (2đ)

  • Một bản lĩnh, một tâm hồn thanh cao, vượt lên trên vòng danh lợi. (1đ)
  • Một bản lĩnh, một tâm hồn thanh cao, vượt lên trên vòng danh lợi. 1đ)

3. Đánh giá về lối sống Nhàn: (1đ)

  • Sống Nhàn không có nghĩa là không lao động hay không quan tâm đến xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân. (0,5đ)
  • Sống Nhàn cũng không phải là một giải pháp tình thế của nhà Nho Nguyễn Bỉnh khiêm, mà đã được nâng lên thành một quan niệm, một triết lí sống có ý nghĩa xã hội - đạo đức cao đẹp, nhất là trong bối cảnh xã hội phong kiến khủng hoảng dẫn tới suy tàn của thế kỉ XVI. (0,5đ)

C. Điểm thưởng: Thưởng điểm cho những bài viết: (0,5đ)

  • Trình bày đẹp, sáng, bố cục rõ ràng, khoa học, diễn đạt lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc (0,25đ)
  • Hoặc có những hiểu biết sâu về đặc điểm thi pháp văn học Trung Đại, hiểu biết về cuộc đời, con người, thời đại sống của NBK. (0,25đ)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm