Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Tôn Đức Thắng, Gia Lai năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

VnDoc.com mời các bạn tham khảo Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Tôn Đức Thắng, Gia Lai năm học 2015 - 2016 có đáp án đi kèm. Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn giúp các bạn tự ôn luyện và củng cố kiến thức hiệu quả.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đốc Binh Kiều, Tiền Giang năm học 2012 - 2013

10 bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10

SỞ GD – ĐT GIA LAI

TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2015 – 2016

MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10

(Thời gian: 90 phút không kể thời gian phát đề)

I. Phần một (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

"Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám lại được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng".

  1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian nào?
  2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
  3. Trong đoạn văn trên, tác giả dân gian sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

II. Phần hai: (7.0 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn thể hiện suy nghĩ của mình về "tính ích kỉ và lòng vị tha" của thanh niên học sinh hiện nay?

Câu 2. (4.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi qua bài thơ "Cảnh ngày hè" (Bảo kính cảnh giới – Bài 43). (SGK Ngữ văn 10, Tập 1, trang 117,118 - NXB Giáo Dục, 2006)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

I. Hướng dẫn chung:

  • Giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
  • Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
  • Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00).

II. Hướng dẫn chấm cụ thể:

I. Phần một: Đọc - hiểu ( 3.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
  • Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Câu 1 (1.0 điểm)

  • Đoạn trích trên được trích từ văn bản chuyện cổ tích "Tấm Cám" (0.5 điểm)
  • Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau: Thuộc thể loại truyện cổ tích; truyện cổ tích thần kì (0,5 điểm)

Câu 2 (1.0 điểm)

Nội dung chính:

  • Hoàn cảnh bất hạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ và Tấm phải ở với dì ghẻ (0,5 điểm)
  • Cuộc sống lam lũ, vất vả, cực nhọc của Tấm khi ở với dì ghẻ (0,5 điểm)

Câu 3 (1.0 điểm)

  • Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ (0,5 điểm):
    • So sánh "Tấm và Cám."
    • Liệt kê "chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc".
  • Tác dụng của các biện pháp tu từ: Nhấn mạnh cuộc đời bất hạnh và số phận của đứa trẻ mồ côi khi phải sống với dì ghẻ (0,5 điểm).

II. Phần hai: Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; Cần làm rõ các ý chính sau:

1. Thế nào là tính ích kỉ? (0.75đ)

  • Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích cho riêng mình. Còn ích kỉ hại nhân là chỉ biết vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác.

2. Biểu hiện của tính ích kỉ (1.0đ)

  • Kẻ có tính ích kỉ thường so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng có lợi cho mình. Phương châm sống của họ là: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
  • Tính ích kỉ thể hiện dưới nhiểu hình thức và ở nhiều mức độ khác nhau như: lười biếng, tham ăn, dối trá, gian xảo, tham nhũng... Trong học tập, tính ích kỉ bộc lộ qua thái độ thiếu quan tâm tới bạn bè, tới công việc của lớp, của trường. (Dẫn chứng).

3. Tác hại của tính ích kỉ: (0.75đ)

  • Gây ra sự chia rẽ mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. (Dẫn chứng)
  • Những người có chức có quyền mà ích kỉ thì chỉ làm hại dân, hại nước. (Dẫn chứng).

4. Khái quát nâng cao vấn đề. (0.5đ)

  • Tính ích kỉ là thói xấu cần phê phán mà học sinh không nên mắc phải.
  • Lòng vị tha là đức tính quí báu cần có của mỗi con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim nhân hậu biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng bào, đồng loại.
  • Nếu ai cũng có lòng vị tha và sống đúng theo phương châm mà Bác Hồ đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu 4:

I. YÊU CẦU KỸ NĂNG

  • Trên cơ sở Hs nắm vững nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ "Cảnh ngày hè", nêu được cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi.
  • Biết trình bày bài văn có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

II. YÊU CẦU KIẾN THỨC

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Giới thiệu sơ lược bài "Cảnh ngày hè", biểu hiện của vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ. (0.5đ)
  • Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi: Luôn hòa hợp với thiên nhiên, tâm hồn nhà thơ rộng mở đoán nhận thiên nhiên, thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, đáng yêu đầy sức sống. (1.5đ)
  • Trong bất kì hoàn cảnh nào Nguyễn Trãi cũng canh cánh bên lòng nỗi ưu ái đối với dân, với nước: Nhà thơ vui trước cảnh vật nhưng trước hết vẫn là tấm lòng tha thiết với con người, với dân, với nước; từ niềm vui đó, dấy lên một ước muốn cao đẹp mong có tiếng đàn của Vua Thuấn ngày xưa vang lên để ca ngợi cảnh "dân giàu đủ khắp đòi phương". (1.5đ)
  • Khẳng định lại vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi biểu hiện qua bài thơ. (0.5 đ)

* Lưu ý:

  • Các nội dung trên cần được làm sáng tỏ qua việc phân tích những hình ảnh, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật cụ thể trong bài thơ, trình bày bằng cảm xúc chân thật qua bài viết.
  • Tư duy mạch lạc, khoa học, đánh giá, cảm nhận sâu sắc, sáng tạo.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm