Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016 là đề kiểm tra học kì I lớp 10 môn Văn có đáp án đi kèm. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức môn Văn, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi học kì 1 sắp tới.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 tỉnh Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI 10

THỜI GIAN 90 PHÚT

Câu 1 (2 điểm): Phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong câu ca dao sau:

Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng?

Câu 2 (3 điểm): Viết bài văn nghị luận trình bài suy nghĩ của bản thân về sự đồng cảm và chia sẻ trong cuộc sống.

Câu 3 (5 điểm): Phân tích bài thơ sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao.

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

Câu 1 (2 điểm):

  • Nhân vật giao tiếp: là một đôi thanh niên nam nữ trẻ tuổi (biểu hiện qua các từ "anh", "nàng" và cụm từ "tre non đủ lá"- ý nói cô gái đã đến độ xuân thì).
  • Hoàn cảnh giao tiếp: Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào một đêm trăng sáng và thanh vắng. Thời gian đó thường thích hợp với những câu chuyện tâm tình nam nữ
  • Nội dung giao tiếp: Nhân vật "anh" nói chuyện "tre non đủ lá" và chuyện "đan sàng" thực chất là ý chỉ họ đã đến tuổi trưởng thành và tính đến chuyện kết duyên là đúng lúc.
  • Mục đích giao tiếp: nhân vật "anh" ướm hỏi, ngỏ lời kết duyên cùng cô gái,
  • Phương tiện, cách thức giao tiếp: dùng từ ngữ giao tiếp trực tiếp, giản dị, gần gũi, cách nói ví von, tế nhị.

Câu 2:

I. MỞ BÀI

  • Dân tộc Việt Nam có truyền thống nhân ái. Đó là đạo lý sống cao cả của người Việt được truyền đến hôm nay. Trong đó lòng nhân ái bao gồm cả sự đồng cảm và sẻ chia. Đây là biểu hiện của một phẩm chất đạo đức cao quý.

II. THÂN BÀI

1. Giải thích.

  • Đồng cảm là cùng chung cảm xúc, suy nghĩ, cùng chung một trạng thái tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người và cộng đồng.
  • Chia sẻ là cùng nhau hưởng thụ hoặc cùng nhau hành động "có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia" khiến niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi bớt.

2. Bình.

  • Biểu hiện của sự đồng cảm và chia sẻ.
    • Người đồng cảm là người có trái tim biết rung động trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được tâm lý, cảm xúc của họ, thấu tỏ niềm vui nỗi buồn, mất mát mà người khác trải qua.
    • Từ sự đồng cảm dẫn đến hành động chia sẻ như chia sẻ về vật chất (nhường cơm sẻ áo) lẫn chia sẻ về mặt tinh thần (động viên, thăm hỏi, lắng nghe...)
  • Dẫn chứng cụ thể: Ông bà ta còn lưu lại lối sống đồng cảm sẻ chia qua những câu ca dao tục ngữ như: "Lá lành đùm là rách", "Thương người như thể thương thân"...
  • Thời nay, đồng cảm sẻ chia lại càng được phát huy mạnh mẽ qua những chương trình thiện nguyện, hỗ trợ...

3. Luận.

  • Bên cạnh những tấm lòng cao cả biết cảm thông, sẻ chia vẫn còn đó những con người vô cảm, dửng dưng quay lưng trước nỗi đau và mất mát của những người xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỷ.

III. KẾT BÀI

  • Đồng cảm sẻ chia là đức tính tốt đẹp nên cần phát huy lối sống đó trong cuộc sống ngày nay.

Câu 3:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ, tác phẩm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý.

  • Mở bài:
    • Giới thiệu một vài nét về tác giả.
    • Giới thiệu vài nét về bài thơ.
  • Thân bài:
    • Vẻ đẹp cuộc sống (Câu 1, 2, 5, 6)
      • Sống nhàn cư, ẩn dật...trạng thái thảnh thơi vô sự, không bon chen danh lợi "sống không vất vả, cực nhọc" một chút ngông ngạo trước thói đời (không ngang) thuần hậu nguyên thuỷ với đời sống "tự cung tự cấp".
      • Cuộc sống bình dị, dân dã, sẵn có, không phải cầu cạnh ai.
    • Vẻ đẹp nhân cách (câu 3, 4)
      • Ta dại - tìm nơi vắng vẻ > < người khôn - chốn lao xao: khẳng định phương châm sống của nhà thơ, thái độ mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quí.
      • Hai câu thơ là niềm vui lâng lâng, nhẹ nhàng của nhà thơ khi tìm đến sự thanh cao, thư thái của tâm hồn.
    • Vẻ đẹp trí tuệ (2 câu cuối)
      • Tác giả là bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo trong sự chọn lựa, cách nói đùa vui, ngược nghĩa (khôn hoá dại, thực chất là khôn) – xuất phát từ triết lí dân gian" ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác".
    • Nghệ thuật
      • Lời thơ giản dị, tự nhiên, linh hoạt, cách nói ẩn ý, thâm thúy.
  • Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung của bài thơ.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm