Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Cánh diều - Đề 2

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Cánh diều - Đề 2 có đáp án được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi được tổng hợp gồm có 30 câu hỏi trắc nghiệm, 4 câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, 8 câu hỏi trả lời ngắn và 2 câu hỏi dạng tự luận. Thí sinh làm bài trong thời gian 50. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi cuối học kì 1 lớp 11 nhé.

I: Trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Toàn bộ lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á nằm hoàn toàn trong

A. khu vực xích đạo.

B. vùng nội chí tuyến.

C. khu vực gió mùa.

D. phạm vi bán cầu Bắc

Câu 2. Điều kiện thuận lợi để nhiều nước ở Đông Nam Á lục địa phát triển mạnh thủy điện là

A. nhiều hệ thống sông lớn, nhiều nước.

B. nhiều sông lớn chảy ở miền núi dốc.

C. sông chảy qua nhiều miền địa hình.

D. sông theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 3. Do vị trí kề sát vành đai lửa Thái Bình Duơng, nên ở Đông Nam Á thường xảy ra

A. bão.

B. lũ lụt.

C. hạn hán.

D. động đất.

Câu 4. Đông Nam Á có khoáng sản đa dạng, do vị trí địa lí nằm ở

A. phía đông nam lục địa Á - Âu, giáp với biển.

B. nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương lớn.

C. nơi nối lục địa Á - Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

Câu 5. Đông Nam Á có

A. số dân đông, mật độ dân số cao.

B. mật độ dân số cao, nhập cư đông.

C. nhập cư ít, lao động chủ yếu già.

D. xuất cư nhiều, tuổi thọ rất thấp.

Câu 6. Trở ngại về dân cư đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nước Đông Nam Á là

A. dân số đông, gia tăng còn nhanh.

B. dân số đông, gia tăng rất chậm.

C. dân số không đông, gia tăng nhanh.

D. dân số không đông, gia tăng chậm.

Câu 7. Điểm giống nhau về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo là đều có

A. khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. nhiều đồng bằng phù sa lớn.

C. các sông lớn hướng bắc nam.

D. các dãy núi, cao nguyên rộng.

Câu 8. Ngành chiếm tỉ trọng lớn về giá trị sản xuất trong cơ cấu nông nghiệp ở nhiều các nước

Đông Nam Á là

A. trồng trọt.

B. chăn nuôi.

C. dịch vụ.

D. thủy sản.

Câu 9. Tại Đông Nam Á cây lúa nước được trồng nhiều ở

A. các đồng bằng phù sa do sông lớn bồi đắp.

B. các sườn đồi có độ dốc nhỏ ở đồi núi.

C. các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ.

D. các đồng bằng thấp giữa các miền núi.

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm giảm nguồn lợi sinh vật biển ở Đông Nam Á là do

A. động đất, sóng thần.

B. sóng thần, gió bão.

C. khai thác quá mức.

D. khai thác gần bờ.

Câu 11. Tây Nam Á giáp châu Phi qua

A. kênh đào Xuy-ê và Biển Đỏ.

B. Biển Đỏ và Địa Trung Hải.

C. Địa Trung Hải và Biển Đen.

D. Biển Đen và kênh đào Xuy-ê.

Câu 12. Khí hậu Tây Nam Á chủ yếu mang tính chất

A. nóng ẩm.

B. khô hạn.

C. lạnh khô.

D. lạnh ẩm.

Câu 13. Ngành kinh tế đóng góp chủ yếu trong nền kinh tế khu vực Tây Nam Á là

A. dầu khí.

B. trồng trọt.

C. chăn nuôi.

D. du lịch.

Câu 14. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á là

A. giải quyết vấn đề nước tưới.

B. tạo giống mới năng suất cao.

C. cải tạo đất trồng tăng độ phì.

D. chống xói mòn bạc màu đất.

Câu 15. Vị trí địa lí Tây Nam Á án ngữ đường biển quốc tế từ

A. Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương.

B. Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương sang Nam Đại Dương.

D. Nam Đại Dương sang Thái Bình Dương.

Câu 16. Khí hậu khô hạn ở Tây Nam Á đã tạo nên

A. địa hình có nhiều núi cao và cao nguyên.

B. cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

C. đồng bằng châu thổ sông Lưỡng Hà rộng.

D. bán đảo A-ráp và các vùng hoang mạc.

Câu 17. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Tây Nam Á là

A. quặng sắt và crôm.

B. dầu mỏ và khí đốt.

C. atimoan và đồng.

D. apatit và than đá.

Câu 18. Tên gọi Liên minh châu Âu (EU) có từ năm nào?

A. 1963.

B. 1973.

C. 1983.

D. 1993.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?

A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.

B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.

C. Các nước có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.

D. Sản phẩm mỗi nước được tự do buôn bán trong toàn thị trường chung.

Câu 20. Ý nghĩa của thị trường chung EU không phải là

A. kích thích cạnh tranh và thương mại.

B. nâng cao chất lượng và hạ giá thành.

C. góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

D. tạo mức sống của người dân đồng đều.

Câu 21: Việc sử dụng đồng Ơ - rô không mang lại lợi ích nào sau đây cho EU?

A. Nâng cao sức cạnh tranh thị trường chung châu Âu.

B. Thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

C. Thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

D. Thu hẹp trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.

Câu 22: Ở Liên minh châu Âu (EU), một luật sư người I-ta-li-a có thể làm việc ở Béc - lin như một luật sư Đức là biểu hiện của

A. tự do di chuyển.

B. tự do lưu thông tiền vốn.

C. tự do lưu thông dịch vụ.

D. tự do lưu thông hàng hóa.

Câu 23: Trụ sở hiện nay của liên minh châu Âu được đặt ở

A. Brucxen (Bỉ).

B. Béc- lin (Đức).

C. Pari (Pháp).

D.Matxcova (Nga)

Câu 24: Đông Nam Á biển đảo nằm trong các đới khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

B. Nhiệt đới, cận xích đạo và xích đạo.

C. Cận xích đạo và xích đạo.

D. Cận nhiệt, nhiệt đới và cận xích đạo.

Câu 25: Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản là do

A. có diện tích rừng xích đạo lớn.

B. có nhiều đảo, quần đảo và núi lửa.

C. địa hình chủ yếu là đồi núi.

D. nằm trong vành đai sinh khoáng.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.

B. Sử dụng chung một đồng tiền riêng của khu vực.

C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.

D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Câu 27: Trở ngại thường xuyên của thiên nhiên Đông Nam Á đối với phát triển kinh tế là

A. lũ lụt, bão.

B. động đất, sóng thần.

C. lũ lụt, động đất.

D. phân bố tài nguyên.

Câu 28: Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão?

A. Việt Nam

B. Ma-lai-xi-a.

C. Phi-lip-pin.

D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 29: Các quốc gia nào sau đây không thuộc Đông Nam Á biển đảo?

A. Thái Lan, Đông-Ti-mo.

B. Bru-nây, Phi-lip-pin.

C. Xing-ga-po, Cam-pu-chia.

D. Cam-pu-chia, Việt Nam.

Câu 30: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. phát triển thủy điện.

B. phát triển lâm nghiệp.

C. phát triển kinh tế biển.

D. phát triển chăn nuôi.

II. Trắc nghiệm đúng sai

Câu 1. Cho thông tin sau: Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 2 bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

a) Đông Nam Á lục địa gồm 5 quốc gia.

b) Tất cả các nước Đông Nam Á hải đảo đều giáp biển trừ Ma-lai-xi-a.

c) Đông Nam Á có diện tích lớn hơn Mĩ la tinh.

d) Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa.

Câu 2. Cho bảng số liệu:

QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ TỈ LỆ TĂNG TỰ NHIÊN CỦA DÂN SỐ KHU VỰC

ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2000 – 2020

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Cánh diều - Đề 2

a) Đông Nam Á có quy mô dân số lớn.  Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số (%)

b) Đông Nam Á có cơ cấu dân số già.

c) Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số giảm nhưng còn cao.

d) Mật độ dân số của Đông Nam Á thấp.

Câu 3: Cho bảng số liệu:

QUY MÔ GDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 - 2020

Năm

2000

2005

2010

20215

2020

Tây Nam Á

1083,1

1613,4

3260,9

3417,9

3184,2

Thế giới

33830,9

47779,7

66596,1

75179,2

84906,8

(Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2022)

a) Quy mô GDP Tây Nam Á từ năm 2000 - 2020 tăng liên tục.

b) Quy mô GDP Tây Nam Á từ năm 2000 - 2020 giảm liên tục.

c) Năm 2020, tỉ trọng GDP của Tây Nam Á chiếm 3,75% so với thế giới.

d) Quy mô GDP Tây Nam Á từ năm 2015 - 2015 tăng liên tục.

Câu 4: Cho thông tin sau: Bốn quyền tự do của EU là tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa và tự do lưu thông tiền vốn. Công dân EU có quyền tự do sinh sống, làm việc và được bảo đảm an toàn ở bất kì đâu trong EU.

a) Quyền tự do đi lại, tự do cư trú, chọn nghề của mọi công dân EU được đảm bảo.

b) Tự do đối với các hoạt động vận tải, du lịch.

c) Lưu thông hàng hóa giữa các nước trong EU phải đóng thuế.

d) Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong thị trường chung.

III. Câu hỏi trả lời ngắn

Câu 1: Cho bảng số liệu:

GDP CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ TRUNG TÂM KINH TẾ LỚN NĂM 2021
(Đơn vị : tỉ USD)

Khu vực

Thế giới

Hoa Kì

EU

Nhật Bản

GDP

96513,1

23315,1

17177,4

4940,9

(Nguồn: ngân hàng Thế giới, 2022)

Hãy cho biết tỉ trọng GDP của EU so với thế giới nhiều hơn Nhật Bản là bao nhiêu %? (Lấy tròn 1 số thập phân)

Câu 2: Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH Ở

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2005-2019

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Cánh diều - Đề 2

(Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới, 2022)

Tính chi tiêu bình quân của lượt khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á năm 2019. (Làm tròn đến hàng đơn vị)

Câu 3: Cho biểu đồ sau:

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Cánh diều - Đề 2

(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2021)

Tính cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của khu vực Đông Nam Á năm 2020 (làm tròn đến hàng đơn vị)

Câu 4: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2020
(Đơn vị: triệu tấn)

Năm

2000

2010

2020

Đông Nam Á

5,3

8,0

10,7

Thế giới

7,1

10,8

14,0

(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, 2022)

Tính tỉ trọng cao su của Đông Nam Á so với thế giới năm 2020 (lấy một số hàng thập phân)

Câu 5: Quan sát biểu đồ sau:

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Cánh diều - Đề 2

Dựa vào biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nam Á, giai đoạn 2010 – 2020 cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nam Á trong giai đoạn này giảm cụ thể bao nhiêu %? (lấy kết quả 1 số thập phân)

Câu 6: Tính cán cân xuất nhập khẩu của EU năm 2021 biết giá trị xuất khẩu là 8670,6 tỉ USD, giá trị nhập khẩu là 8016,6 tỉ USD? (lấy kết quả đến hàng đơn vị)

Câu 7: Năm 2021 GDP CHLB Đức chiếm 24,8% GDP của EU, biết GDP của EU là 17177,4 tỉ USD. Tính giá trị GDP của CHLB Đức năm 2021. (lấy kết quả đến hàng đơn vị)

Câu 8: Cho bảng số liệu:

GDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 – 2020

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Cánh diều - Đề 2

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022; năm 2020 không bao gồm Xi-ri) Dựa vào bảng số liệu trên tính tỉ trọng GDP của khu vực Tây Nam Á so với thế giới năm 2010. (làm tròn 1 số thập phân).

IV. Phần tự luận

1. Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH Ở KHU

VỰC ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2005-2019

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Cánh diều - Đề 2

(Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới, 2022)

a.Tính chi tiêu bình quân của lượt khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á từ năm 2005- 2019.

b. Vẽ biểu đồ đường thể hiện chi tiêu bình quân của lượt khách du lịch của khu vực Đông Nam Á từ năm 2005- 2019.

Câu 2. Cho bảng số liệu:

QUY MÔ, CƠ CẤU CỦA DÂN SỐ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2000 – 2020

Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Cánh diều - Đề 2

a. Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu dân số của Đông Nam Á năm 2000 và 2020

b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số của Đông nam Á từ năm 2000-2020, rút ra kết luận.

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đáp án nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Địa lí Cánh diều

    Xem thêm