Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Địa lí 11 Cánh diều

Đề cương ôn tập thi cuối học kì 1 môn Địa lí 11 Cánh diều

Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Địa lí 11 Cánh diều được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi học kì 1 lớp 11 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

TRƯỜNG THPT YÊN HÒA

BỘ MÔN: ĐỊA LÍ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2023 - 2024

MÔN: ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Bài 9. EU – một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.

- Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.

- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

- Vẽ được biểu đồ, nhận xét.

- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống hóa và trình bày theo chủ đề.

Bài 10. Thực hành: Viết báo cáo về công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức

Viết được báo cáo tìm hiểu về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB

Đức).

Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung, sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

Bài 12. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- So sánh được với EU về mục tiêu của ASEAN; cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hóa; phân tích được các thành tựu và thách thức của ASEAN.

- Chứng minh được sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN.

Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

- Khai thác, chọn lọc, hệ thống hóa được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực ASEAN.

Bài 13. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động du lịch và kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á

Vẽ được biểu đồ, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu và truyền đạt được thông tin địa lí về hoạt động du lịch; xuất, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.

B. LUYỆN TẬP

Phần I. TNKQ

Câu 1. Thời điểm được coi là năm ra đời của Liên minh Châu Âu là

A. 1957

B. 1967

C. 1994

D. 1989

Câu 2. Trụ sở hiện nay của liên minh châu Âu được đặt ở

A. Brucxen (Bỉ).

B. Béc- lin (Đức)

C. Pari (Pháp).

D. Matxcova (Nga).

Câu 3. Trong các nước sau, nước nào không phải là thành viên của EU

A. Thụy Sĩ.

B. Đức.

C. Ba Lan.

D. Bỉ.

Câu 4. Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi EU?

A. Pháp.

B. Đức.

C. Anh.

D. Thụy Điển.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về EU?

A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất thế giới.

B. Là liên kết khu vực chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.

C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.

D. Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài.

Câu 6. Tính từ năm 2004 đến nay, liên minh châu Âu được mở rộng sang hướng nào là chính?

A. Xuống phía Nam.

B. Sang phía Đông.

C. Sang phía Tây.

D. Lên phía Bắc.

Câu 7. Bốn mặt tự do lưu thông trong liên minh châu Âu là

A. tự do di chuyển, lưu thông dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn.

B. tự do trao đổi thông tin, đi lại, hàng hóa, tiền vốn.

C. tự do trao đổi người, hàng, vốn, tri thức.

D. tự do di chuyển, giao thông vận tải, thông tin, buôn bán.

Câu 8. Euro với tư cách là đồng tiền của EU đã được đưa và giao dịch thanh toán từ khi nào?

A. Năm 1999.

B. Năm 2001.

C. Năm 2002.

D. Năm 2004.

Câu 9. Những quốc gia nào sau đây đã sáng lập tổ hợp công nghiệp hàng không E- bớt ở châu Âu?

A. Phần Lan và Áo.

B. Đức, Pháp, Anh.

C. Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp.

D. Bỉ, Bồ Đào Nha và I –ta-li-a.

Câu 10. Theo hiệp ước, một chiếc máy bay do Pháp sản xuất khi xuất khẩu sang Hà Lan

A. cần giấy phép của chính phủ Hà Lan.

B. phải nộp thuế cho chính phủ Hà Lan.

C. không phải nộp thuế cho chính phủ Hà Lan.

D. thực hiện chính sách thương mại riêng ở Hà Lan.

Câu 11. Đường hầm giao thông nối nước Anh với Châu Âu đi qua biển nào sau đây?

A. Biển Địa Trung Hải.

B. Biển Măng Sơ.

C. Biển Đỏ.

D. Biển Đen.

Câu 12. Cơ quan đầu não đứng đầu EU hiện nay là

A. Các ủy ban chính phủ.

B. Hội đồng bộ trưởng.

C. Quốc hội Châu Âu.

D. Hội đồng Châu Âu.

Câu 13. Ý nào sau đây không là lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô?

A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

B. Thủ tiêu những rủi ro khi thực hiện những chuyển đổi ngoại tệ.

C. Việc chuyển giao vốn trong các nước thành viên EU thuận lợi.

D. Phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Câu 14. Kinh tế của Liên minh châu Âu hiện nay phụ thuộc nhiều vào

A. các nước phát triển.

B. các nước đang phát triển.

C. hoạt động xuất - nhập khẩu.

D. ngành kinh tế mũi nhọn.

Câu 15. Tự do lưu thông ở châu Âu không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Lưu thông hàng hóa.

B. Lưu thông con người.

C. Lưu thông vũ khí hạt nhân.

D. Lưu thông tiền vốn

Câu 16. Những ngành công nghiệp nào sau đây của Cộng hòa Liên bang Đức có vị trí cao trên thị trường thế giới?

A. Sản xuất ô tô, chế tạo máy.

B. Dệt may, thực phẩm.

C. Hóa chất, dệt may.

D. Da giày, chế tạo máy.

Câu 17. Hiện nay giá nông sản của EU thấp hơn so với thị trường thế giới là vì

A. áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

B. EU trợ cấp cho hàng nông sản.

C. sản xuất đa dạng nông sản.

D. mở rộng thị trường tiêu thụ.

Câu 18. Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của CHLB Đức là

A. nguồn lao động.

B. tài nguyên.

C. vị trí thuận lợi.

D. thu hút đầu tư.

Câu 19. Liên kết vùng châu Âu được hình thành trên cơ sở nào của các bên tham gia?

A. Bắt buộc vì yêu cầu cấp thiết của EU.

B. Tự nguyện vì lợi ích chung của các bên.

C. Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột

D. Tự nguyện vì mục đích bảo vệ hoà bình.

Câu 20. Sinh viên của các nước EU khi tham gia học tập tại nước thành viên đều có quyền lợi

A. được chế độ đãi ngộ đặc biệt.

B. bình đẳng như nước sở tại.

C. có sự phân biệt đối xử rõ rệt.

D. hạn chế quyền tự do đi lại.

Câu 21. Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia?

A. 8

B. 10

C. 11

D. 12

Câu 22. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 23. Đông Nam Á chia làm 2 bộ phận

A. Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo

C. Phía Bắc và phía Nam

B. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á miền núi

D. Phía Đông và phía Tây

Câu 24. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào)

C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Câu 25. Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là

A. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.

B. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

C. lao động không cần cù, siêng năng.

D. thiếu sự dẻo dai, năng động.

Câu 26. Các nước Đông Nam Á đều có chung một đặc điểm về tự nhiên là:

A. Tất cả đều có tính chất bán đảo.

B. Nằm chủ yếu trong vùng nội chí tuyến.

C. Tất cả đều giáp biển.

D. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 27. Sông nào dài nhất Đông Nam Á

A. Mê Công.

B. Mê Nam.

C. Irawadi.

D. Salween.

Câu 28. Đông Nam Á biển đảo là khu vực có nhiều động đất và núi lửa vì

A. nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”.

B. là nơi gặp gỡ của hai vành đai sinh khoáng thế giới.

C. phần lớn lãnh thổ là quần đảo nên nền đất không ổn định.

D. tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nên có sóng thần hoạt động.

Câu 29. Đặc điểm về xã hội nào sau đây không thuộc các nước Đông Nam Á?

A. Đa dân tộc, một số dân tộc phân bố rộng rãi, không theo biên giới quốc gia.

B. Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới

C. Phần lớn các quốc gia theo thiên Chúa giáo và Hồi giáo

D. Việc phân bố một số dân tộc không theo biên giới gây khó khăn cho việc quản lí, ổn định chính trị.

Câu 30. Vì sao việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông - tây gặp khó khăn?

A. các dãy núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc - Nam

B. việc giao lưu theo hướng Đông - Tây ít đem lại lợi ích hơn.

C. các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam

D. Đông Nam Á lục địa ít giao lưu theo hướng Đông - Tây

Câu 31. Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia Đông Nam Á.

(Đơn vị: Tỉ USD)

Năm

Phi-lip-pin

Xin – ga - po

Thái lan

Việt Nam

2010

199,6

236,4

340,9

116,3

2018

330,9

364,1

504,9

254,1

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2018 so với năm 2010?

A. Thái lan tăng ít nhất

B. Phi-lip-pin tăng chậm nhất.

C. Việt Nam tăng nhanh nhất.

D. Xin – ga – po tăng nhiều nhất

Câu 32. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

B. Trồng lúa nước.

C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.

D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 33. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.

B. Đầu tư mạnh vào công nghiệp khai khoáng.

C. Phát triển các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.

D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Câu 34. Cơ cấu kinh tế Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng hiện dại hóa biểu hiện ở:

A. Đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là dịch vụ.

B. Kinh tế nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng.

C. Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp.

D. Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ.

Câu 35. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là

A. Thế mạnh về trồng lúa nước.

B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn và gia cầm.

C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Câu 36. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

A. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. phát triển kinh tế, giáo dục và tiến bộ xã hội của các quốc gia thành viên.

C. xây dựng ASEAN thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.

D. giải quyết sự khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ từng nước.

Câu 37. Cơ chế hợp tác về phát triển kinh tế trong khối ASEAN không phải là

A. thông qua các diễn đàn, hội nghị.

B. thông qua các hiệp ước, hiệp định.

C. thông qua các dự án, chương trình.

D. các chuyến thăm nguyên thủ quốc gia.

Câu 38. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội, môi trường đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

A. Sự đa dạng tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.

B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.

C. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

D. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi nước.

Câu 39. Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA MI-AN-MA, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

(Đơn vị: triệu USD)

Năm

Giá trị

2015

2018

2019

2020

Xuất khẩu

11432,0

16704,0

18110,0

16806,0

Nhập khẩu

16844,0

19355,0

18607,0

17947,0

(Nguồn: Niên giám thống kê ASEAN 2021, https://www.aseanstats.org)

Theo bảng số liệu, cho biết Mi-an-ma nhập siêu lớn nhất vào năm nào sau đây?

A. Năm 2015.

B. Năm 2018.

C. Năm 2019.

D. Năm 2020.

Câu 40. Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA games) được tổ chức 2 năm/lần là kết quả hợp tác của các nước ASEAN trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Khoa học kĩ thuật.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Chính trị.

Phần II: Tự luận

Lí thuyết

Câu 1. Trình bày biểu hiện hợp tác, liên kết trong nội khối EU.

Câu 2. Nêu đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á? Phân tích tác động của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Câu 3. So sánh mục tiêu của ASEAN với EU.

Câu 4. Trình bày và giải thích tình hình phát triển dịch vụ ở khu vực Đông Nam Á.

Thực hành

Dạng 1. Đọc lược đồ, biểu đồ.

Dạng 2. Vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng.

------------------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Địa lí 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đề thi học kì 1 lớp 11, Địa lí 11 Cánh diều.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 11

    Xem thêm