Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đề kiểm tra học kì I môn GDCD lớp 11 có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn GDCD hữu ích dành cho các bạn học sinh, mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Bình Phước năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 năm học 2012 - 2013 trường THPT Tân An, Trà Vinh

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn: GDCD - Lớp: 11

Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ A

Câu 1: (5 điểm)

Cạnh tranh là gì? Phân tích tính tất yếu khách quan và mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá ở nước ta hiện nay.

Câu 2: (3 điểm): Giải quyết tình huống

Vừa đi học tới nhà, Tú Anh hốt hoảng vì thấy mẹ ngồi thẫn thờ cạnh đống vải vừa hái ngoài vườn, vẻ mặt mẹ buồn làm Tú Anh lo lắng.

Tú Anh: Mẹ! Mẹ làm sao vậy?

Mẹ: Mẹ không sao con ạ!

Tú Anh: Mẹ nói không sao mà mẹ buồn thế?

Mẹ: Mẹ buồn vì mấy quả vải này đây con ạ!

Tú Anh: Mẹ hay thật! Vụ vải này nhà ta được mùa lớn, cây nào cũng sai quả hơn hẳn các năm mà mẹ lại buồn là sao?

Mẹ: Nhà ai cũng được mùa thì mẹ mới buồn chứ!

Câu hỏi: Theo em, tại sao mẹ bạn Tú Anh không vui khi vụ vải được mùa lớn?

Câu 3: (2 điểm)

Tại sao nói việc thực hiện quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam là một tất yếu khách quan?

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014-2015

Môn: GDCD - Lớp: 11

Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ B

Câu 1: (5 điểm)

Nêu khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta, cho ví dụ.

Câu 2: (3 điểm): Giải quyết tình huống

Vừa đi học tới nhà, Tú Anh hốt hoảng vì thấy mẹ ngồi thẫn thờ cạnh đống vải vừa hái ngoài vườn, vẻ mặt mẹ buồn làm Tú Anh lo lắng.

Tú Anh: Mẹ! Mẹ làm sao vậy?

Mẹ: Mẹ không sao con ạ!

Tú Anh: Mẹ nói không sao mà mẹ buồn thế?

Mẹ: Mẹ buồn vì mấy quả vải này đây con ạ!

Tú Anh: Mẹ hay thật! Vụ vải này nhà ta được mùa lớn, cây nào cũng sai quả hơn hẳn các năm mà mẹ lại buồn là sao?

Mẹ: Nhà ai cũng được mùa thì mẹ mới buồn chứ!

Câu hỏi: Theo em, tại sao mẹ bạn Tú Anh không vui khi vụ vải được mùa lớn?

Câu 3: (2 điểm)

Nêu mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11

ĐỀ A

Câu 1:

  • Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
  • Sự cần thiết khách quan của cạnh tranh.
    • Mỗi chủ thể KT là những đơn vị KT độc lập.
    • Do điều kiện SX của mỗi chủ thể KT khác nhau nên chất lượng và chi phí SX khác nhau
  • Mục đích của cạnh tranh.
    • Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
    • Mục đích thể hiện:
      • Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác..
      • Giành ưu thế về khoa hoc - công nghệ.
      • Giành thị trường, nơi đầu tư, các cổ đông và đơn vị đặt hàng.
      • Giành ưu thế chất lượng và giá cả HH, sửa chữa, phương thức thanh toán.

Câu 2: Vận dụng quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa để giải thích và phân tích đúng tình huống.

Câu 3:

  • Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH.
  • Do yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.
  • Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH.

ĐỀ B

Câu 1:

  • KN: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
  • Phân tích:
    • Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
      • Nội dung này thể hiện thông qua việc:
        • Thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội
        • Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế quốc dân.
        • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước
    • Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả
      • Đi từ kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại

Tóm lại: Nội dung cơ bản nói trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thực chất của mối quan hệ này là mối quan hệ biện chứng nhân quả giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

  • Cho ví dụ.

Câu 2: Vận dụng quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa để giải thích và phân tích đúng tình huống.

Câu 3:

  • Mặt tích cực của cạnh tranh
    • Kích thích LLSX, KH - KT phát triển và NXLĐ xã hội tăng lên
    • Khai thác tối đa mọi nguồn lực
    • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  • Mặt hạn chế của cạnh tranh
    • Chạy theo lợi nhuận
    • Giành giật khách hàng
    • Đầu cơ tích lũy, rối loạn thị trường
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn khác lớp 11

    Xem thêm