Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015 là đề kiểm tra học kì II lớp 12 môn Lịch sử được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đề thi cuối năm môn Sử có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn luyện đề, ôn tập hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
Họ tên thí sinh: ..............................
SBD: ...........Lớp:........
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 12 - CT: CƠ BẢN
Ngày kiểm tra: 14/4/2015
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (4,0 điểm)

Phong trào "Đồng khởi" (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam đã nổ ra trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào.

Câu 2: (6,0 điểm)

Quân và dân miền Nam Việt Nam đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ như thế nào? Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ".

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12

Câu 1: (4,0 điểm)

a. Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả: 3đ

  • Những năm 1957 – 1959, Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng; đề ra luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật...
  • Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
  • Ngày 17/1/1960, "Đồng khởi" nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bế Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền địch.
  • "Đồng khởi" nhanh chóng lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên... Đến năm 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.
  • Thắng lợi của "Đồng khởi" dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20/12/1960.

b. Ý nghĩa: 1đ

  • Phong trào "Đồng khởi" đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
  • Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 2: (6,0 điểm)

Quân và dân miền Nam Việt Nam đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ như thế nào? Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ".

a. Quân và dân miền Nam chống "Chiến tranh cục bộ": 4đ

  • Chiến thắng Vạn Tường (Qảng Ngãi,8/1965):sau một ngày (từ mờ sáng 18/8) quân chủ lực và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên. Vạn Tường được coi là "Ấp Bắc" đối với quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ, mở đầu cho cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.
  • Phong trào đấu tranh của quần chúng chống ách kìm kẹp của địch,phá từng mảng "ấp chiến lược" đòi quân Mĩ rút về nước phát triển mạnh ở cả nông thôn và thành thị. Vùng giải phóng được mở rộng.
  • Quân dân ta đã đập tan hàng trăm cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 -1966.
  • Quân dân ta đã đập tan hàng trăm cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 -1967.
  • Năm 1968, quân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân trên toàn miền Nam, chủ yếu vào các đô thị...
  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của "Chiến tranh cục bộ"), buộc Mĩ phải ngừng đánh phá miền Bắc và ngồi vào bàn ở Hội nghị Pari.

b. So sánh những điểm giống và khác nhau ... 2đ

  • Giống nhau:
    • Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, đều biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
    • Được trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại của Mĩ
  • Khác nhau:
    • Lực lượng: Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mĩ chỉ huy.
    • Lực lượng: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ đóng vai trò chủ yếu .
    • "Chiến tranh đặc biệt" chỉ tiến hành ở miền Nam, với âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt", còn "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành trên cả nước nhằm làm lung lay ý chí và quyết tâm chống Mĩ của cả dân tộc Việt Nam.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Lịch Sử

    Xem thêm