Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 trường THCS Ealy, Sông Hinh năm 2013 - 2014
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 trường THCS Ealy, Sông Hinh năm 2013 - 2014 là đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử có đáp án. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn thi học kì II môn Sử lớp 8 tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi của mình. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 trường THCS Lê Lợi, Đức Cơ năm 2014 - 2015
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 trường THCS Biên Giới, Châu Thành năm 2015 - 2016
Trường THCS Ealy | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 8 NH: 2013-2014 (Thời gian 45 phút không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì đã kháng chiến chống Pháp như thế nào? Tại sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất? (3đ)
Câu 2: Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX như thế nào? Xuất hiện vấn đề gì mới? (3đ)
Câu 3: Trình bày chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam từ 1897-1914. Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục có phải để "Khai hóa văn minh" cho người Việt Nam hay không? Tại sao? (4đ)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
Câu 1: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì đã kháng chiến như thế nào? Tại sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất? (3đ)
- Khi quân Pháp đến Hà Nội, nhân dân sẵn sàng chiến đấu
- Ban đêm tập kích địch
- Đốt cháy kho đạn của giặc
- Chặn đánh địch ở cửa ô Thanh Hà
- Tổ chức nghĩa hội thành lập
* Tại các tỉnh Bắc Kỳ
- Quân Pháp đi đến đâu cũng bị tập kích, đột kích
- Ngày 21-2-1873 quân Pháp bị thất bại ở Càu Giấy Gác – ni - ê bị giết
- Điển hình có phong trào của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình) và Phạm Văn Nghị (Nam Định)
- Nội dung: Quân Pháp rút khỏi Bắc Kỳ nhà Nguyễn cắt 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp.Vì nhà Nguyễn muốn bảo vệ quyền lợi của dòng họ, đặt quyền lợi dòng họ trên quyền lợi dân tộc.
Câu 2: Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX như thế nào? Xuất hiện vấn đề gì mới? (3đ)
- Chính trị: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị ngoại giao lạc hậu bộ máy từ trung ương đến địa phương mục rỗng
- Kinh tế: Nông nghiệp trì trệ, tài chính kiệt quệ
- Xã hội: nhân dân đói khổ mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt
- Phong trào khởi nghĩa nhân dân nổ ra ở nhiều nơi
- Năm 1862 Khởi nghĩa Cai Tổng Vàng và Nông Hùng Thạc
- Năm 1861 – 1865 khởi nghĩa của Tạ Văn Phụng
- Năm 1866 Khởi nghĩa kinh thành
=> Xu hướng cải cách
Câu 3: Trình bày chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam từ 1897-1914. Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục có phải để "Khai hóa văn minh" cho người Việt Nam hay không? Tại sao? (4đ)
* Chính sách kinh tế
Nông nghiệp:
- Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất
- Phương pháp bóc lột phát canh theo tổ để thu lợi nhuận tối đa
Công nghiệp: Tập trung khai thác mỏ than kim loại
- Sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước
- Giao thông vận tải tăng cường xây dựng hệ thống đường giao thông
Thương Nghiêp:
- Độc chiếm thị trường
- Đánh thuế nặng vào các mặt hàng
* Chính sách văn hóa giáo dục
Vẫn duy trì văn hoá giáo dục phong kiến lạc hậu, sau đó có thêm môn tiếng Pháp phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa.
Hệ thống giáo dục chia làm 3 bậc
- Ấu học
- Tiểu học
- Trung học (hạn chế)
* Mục đích của chính sách này là nô dịch và ngu dân, để dễ dàng thống trị lâu dài, người dân Việt Nam quên đi sứ mệnh giải phóng dân tộc