Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 11 nâng cao dành cho các lớp D (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI | ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 |
ĐỀ THI:
Câu 1: (4 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
Câu 2: (6 điểm)
Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Câu 1:
1. Mở bài: 0.25 điểm
2. Thân bài
a. Giải thích
+ Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.(0.25 điểm)
+ Cúi đầu: đầu hang, lùi bước, chấp nhận thất bại(0.25 điểm)
→ Câu nói khuyên con người không đầu hang, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố (0.5 điểm)
b. Bàn luận (2 điểm)
- Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm
- Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều song gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình
- Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người
- Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích
- Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh
c. Bài học nhận thức, hành động (0.5 điểm)
3. Kết bài: (0.25 điểm)
Câu 2:
1. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm (0.5 điểm)
- Nêu khái niệm nghệ thuật tương phản: Là một bút pháp mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà văn thường vận dụng thủ pháp này để tô đậm sự đối lập gay gắt giữa các hiện tượng, sự vật, từ đó làm nổi bật tư tưởng, chủ đề tác phẩm (0.5 điểm)
- Nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
+ Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng (phân tích dẫn chứng) (1.5điểm)
+ Tương phản giữa quá khứ và hiện tại (phân tích dẫn chứng) (0.5 điểm)
+ Nghệ thuật tương phản thể hiện tập trung nhất ở phần cuối câu chuyện: khi đoàn tàu chạy qua phố huyện: bóng tối- ánh sáng, quá khứ-hiện tại, hiện tại-tương lai, âm thầm, lặng lẽ-ồn ào, náo nhiệt,.. (2.0 diểm)
→ Tất cả nhằm thể hiện cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, tẻ nhạt, tăm tối của những con người nơi phố huyên đang héo mòn vì bóng tối cuộc đời và niềm khao khát một cuộc sống tươi sáng tốt đẹp hơn, từ đó thấy được tấm long chan chứa yêu thương của tác giả với những cuộc đời bé nhỏ nơi phố huyện (1 điểm)
Tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, giàu chất thơ cho tác phẩm (0.5 điểm)