Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Nhuận Phú Tân, Mỏ Cày Bắc năm 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 9

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Nhuận Phú Tân, Mỏ Cày Bắc năm 2016 - 2017 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Lịch sử lớp 9 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề học sinh giỏi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp Huyện, phòng GD-ĐT Đức Thọ năm 2013 - 2014

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 trường THCS Phụ Khánh, Phú Thọ

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Mỹ Hưng, Hà Nội

PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS NHUẬN PHÚ TÂN

ĐỀ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: Lịch sử
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm) Trình bày cuộc kháng chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt. Tại sao nói trận đánh ở sông như Nguyệt là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta?

Câu 2: (3 điểm) Lập bảng hệ thống phong trào cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế theo các nội dung sau:

TT

Nội dung

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa Yên Thế

1

Thời gian tồn tại

2

Mục đích đấu tranh

3

Thành phần lãnh đạo

4

Lực lượng tham gia

5

Địa bàn hoạt động

6

Hình thức đấu tranh

Câu 3: (3 điểm)

Nêu những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1950 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Em có nhận xét gì về những thành tựu trên?

Câu 4: (2 điểm) Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Đông Nam Á có những biến đổi gì? Biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 9

Câu 1: (2 điểm)

Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống bắc cầu phao, đóng bè tiến qua sông đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị thất bại (0,25đ)

Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, đêm đêm Lí Thường Kiệt cho người vào ngôi đền bên bờ sông ngâm vang câu thơ:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư" (0,25đ)

Thất vọng, Quách Qùy ra lệnh "Ai bàn đánh sẽ bị chém" và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần, chết mòn (0,25đ)

Vào một đêm cuối xuân 1077, Lí Thường Kiệt chỉ huy đại quân bất ngờ đánh vào doanh trại giặc. Quân Tống thua to bị tiêu diệt hơn quá nửa. (0,25đ)

Lí Thường Kiệt chủ động cho người sang đề nghị "giảng hòa" với Quách Quỳ, Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút về nước. (0,5đ)

* Là 1 trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử dân tộc vì:

  • Phòng tuyến Như Nguyệt thể hiện rõ tinh thần chủ động, quyết tâm kháng chiến của dân tộc ta và nghệ thuật lợi dụng địa hình cũng như tài chỉ huy quân sự của Lí Thường Kiệt (0,25đ)
  • Là 1 trong những công trình quân sự kiên cố, hội tụ 3 yếu tố "thiên thời địa lợi nhân hòa", cùng với quyết tâm chống giặc cứu nước của toàn dân tộc đã góp phàn làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. (0,25đ)

Câu 2: (3 điểm)

TT

Nội dung

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa Yên Thế

1

Thời gian tồn tại

1885-1895

1884-1913

2

Mục đích đấu tranh

Phò vua cứu nước

Bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng

3

Thành phần lãnh đạo

Văn thân, sỉ phu yêu nước

Thủ lĩnh địa phương

4

Lực lượng tham gia

Văn thân sỉ phu (quan lại, những người có học thức)

Nông dân

5

Địa bàn hoạt động

Rộng khắp cả nước, tiêu biểu là Bắc và Trung kì

Chủ yếu là Yên Thế (Phía Tây tỉnh Bắc Giang)

6

Hình thức đấu tranh

Vũ trang

Vũ trang

Câu 3: (3 điểm)

Thành tựu từ 1950 => đầu những năm 1970 của thế kỉ XX

Liên Xô tiếp tục thực hiện các k/h dài hạn với p/h chính là: Phát triển kinh tế với ưu tiên phát triển CN nặng, đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng cường quốc phòng. (0,5đ)

Kết quả:

  • Kinh tế: sản xuất CN bình quân hàng năm tăng 9,6%, là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ (0,5đ)
  • Khoa học - kỹ thuật: là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người:1957, phóng vệ tinh nhân tạo (0,5đ); 1961 phóng tàu Phương Đông, đưa con người (I. Gagarin) lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất (0,5đ)

Chính sách đối ngoại (0,5đ) LX chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.

Nhận xét: (0,5 điểm)

  • Thể hiện tính ưu việc của CNXH
  • Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc thế giới, uy tín trên trường quốc tế tăng cao. Tạo thế cân bằng với Mĩ, làm đảo lộn chiến lược của Mĩ và đồng minh.

Câu 4: (2 điểm)

Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền và tiến hành cuộc đấu tranh chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc. Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước ĐNA lần lượt giành được độc lập... (0,5đ)
  • Sau khi giành được độc lập, các nước ĐNA đi vào con đường phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế nhiều nước ĐNA đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao (0,5đ)
  • Đến đầu những năm 90, 10 nước Đông Nam Á đã gia nhập ASEAN. một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNA: Đó là tình hình chính trị kinh tế khu vực được cải thiện với xu hướng nổi bật là sự tham gia của tất cả các nước trong một tổ chức thống nhất và chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực ĐNA hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển. (0,5đ)

Trong những biến đổi đó, biến đổi nào quan trọng nhất? Tại sao?

  • Trong các biến đổi trên, thì việc giành độc lập của các nước ĐNA là quan trọng nhất. (0,25đ)
  • Bởi vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội và tiến hành hợp tác phát triển. (0,25đ)
Đánh giá bài viết
3 4.319
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm