Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Thanh Thùy, Thanh Oai năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Thanh Thùy, Thanh Oai được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn nhằm ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Đề thi môn Lịch sử có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn ôn thi học sinh giỏi môn Sử lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 trường THCS Thanh Mai, Thanh Oai năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Thanh Văn, Thanh Oai năm 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS Thanh Thùy
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Lịch Sử 9
Năm học: 2015 - 2016
Thời gian làm bài: 150 phút

ĐỀ BÀI:

Câu 1 (2 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu?

Câu 2 (5 điểm): Những nước nào gia nhập tổ chức ASEAN vào các mốc thời gian sau:

  • 8/1967
  • Năm 1984
  • 7/1995
  • 9/1997
  • 4/1999

Qua đó trình bày về sự phát triển của ASEAN?

Câu 3 (3 điểm): Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

Câu 4 (4 điểm): Cách mạng khoa học kỹ thuật đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong sản xuất, nhưng mặt khác cũng mang lại những hậu quả tiêu cực do chính con người tạo ra. Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy chứng minh điều đó?

Câu 5 (2 điểm): Nước ta đã đạt được những thành tựu gì về mặt khoa học kỹ thuật? Em hãy nêu những biểu hiện và dẫn chứng.

Câu 6 (4 điểm): Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì? Vì sao nói hòa bình ổn định, hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Câu 1: (2 điểm)

  • Do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 (0,5đ)
  • Chậm trễ trong việc đề ra các cải cách về kinh tế - xã hội (0,5đ)
  • Sai lầm của Ban lãnh đạo (0,5đ)
  • Sự phá hoại của các thế lực chống đối (0,5đ)

Câu 2: (5 điểm)

  • 8 /1967: In – đô – nê – xi – a, Malaixia, Philippin, Singapo và Thái Lan (0,5đ)
  • 1984: Brunây (0,5đ)
  • 7/1995: Việt Nam (0,5đ)
  • 9/1997: Lào, Mianma (0,5đ)
  • 4/1999: Campuchia (0,5đ)

* Trình bày về sự phát triển:

  • 1984: Brunay tham gia trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN. (0,5đ)
  • Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên thứ 7 - 9 – 1997. (0,5đ)
  • Như thế, ASEAN đã trở thành 10 nước thành viên. Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng 1 khu vực ĐNA hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. (0,5đ)
  • Năm 1992: ASEAN biến ĐNA thành 1 khu vực mậu dịch tự do trong 10 – 15 năm. (0,5đ)
  • 1994: ASEAN lập diễn đàn khu vực. (0,5đ)

Câu 3 (3 điểm)

Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:

  • Đều có chug nền văn minh, có 1 nền kinh tế không khác biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. (1,0đ)
  • Nhằm mở rộng thị trường, tin cậy nhau hơn về chính trị khắc phụ những nghi kị, chia rẽ. (1,0đ)
  • Muốn thoát dần sự lệ thuộc vào Mỹ. (1,0đ)

Câu 4: (4 điểm)

Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong sản xuất, nhưng mặt khác cũng mang lại những hậu quả tiêu cực do chính con người tạo ra. (0,25đ)

Cách mạng khoa học kỹ thuật đã mang lại nhiều tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu. Nó làm cho năng suất lao động không ngừng được nâng lên về số lượng cũng như chất lượng, tao ra khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho con người (0,75đ)

Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đưa nền sản xuất từ trình độ thấp, chủ yếu từ lao động thủ công chuyển sang dùng máy móc. Từ đó giảm sức lao động cho con người, hiệu quả lao động lại cao hơn rất nhiều. (0,75đ)

Các mạng khoa học kỹ thuật cũng đưa tới nhưng thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên. (0,75đ)

Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực do con người đã sử dụng với mục đích không tốt đẹp. Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. Đó là nạn ô nhiễm môi trường, ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ,.... Và cả những bãi rác trong vũ trụ, (liên hệ đến địa phương em). (0,75đ)

Việc ô nhiễm phóng xạ nguyên tử, những tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh cũng như đe dọa về đạo đức và an ninh đối với con người. (0,75đ)

Câu 5: (2 điểm)

  • Trong y học đã có những thành tựu về ghép gan, tim,..... về việc thụ thai trong ống nghiệm. (1,0đ)
  • Trong sản xuất nông nghiệp: Lai tạo được nhiều giống mới thích nghi với môi trường, năng xuất cao, Thâm canh trong nông nghiệp. Công cụ sản xuất được sử dụng rộng rãi như tuốt lúa, máy gặt,..... Môi trường thủy sản được áp dụng kỹ thuật. (1,0đ)

Câu 6: (4 điểm)

* Xu thế chung của thế giới hiện nay: Hòa Bình, ổn định, hợp tác phát triển. (1,0đ)

* Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc vì: Từ sau Chiến tranh, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh lnh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học-kỹ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. (1,0đ)

* Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài. Việc giữ gìn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữ các yếu tố truyền thống và hiện đại.

Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế, xã hội của đất nước phát triển. Nếu không năm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì đánh mất bản sắc dân tộc. (1,0đ)

  • Vì vậy mỗi dân tộc đều có chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. (0,5đ)
  • Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có những chính sách đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập và đời sống khu vực và thế giới. (0,5đ)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm