Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên năm học 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên năm học 2015 - 2016 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập môn Sinh học hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn thi học sinh giỏi môn Sinh, luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh hiệu quả.
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 năm 2015 tỉnh Phú Thọ
Một số chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Long An môn Sinh học lớp 12 - Vòng 1, bảng C (có đáp án)
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ TỔ: SINH HỌC | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: SINH HỌC 12 - NH:2015-2016 THỜI GIAN: 180 phút |
Câu 1: (2 điểm)
a) Tại những giai đoạn nào của chu kì tế bào nhiễm sắc thể gồm 2 crômatit giống hệt nhau?
b) Quan sát tiêu bản một tế bào bình thường của một loài lưỡng bội đang thực hiện phân bào, người ta đếm được tổng số 48 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực của tế bào. Xác đinh bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của loài?
Câu 2: (2 điểm)
Một gen của sinh vật nhân sơ có chiều dài 3060 A0. Gen phiên mã ra một phân tử mARN có tỉ lệ các loại ribônuclêôtit như sau: A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Hãy xác định:
a) Số ribônuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho quá trình phiên mã trên?
b) Số nuclêôtit từng loại trên gen?
Câu 3: (2 điểm)
Một nhà nghiên cứu thu được 2 dòng ngô đột biến hạt trắng thuần chủng. Người ta muốn biết xem tính trạng hạt trắng ở 2 dòng ngô đó có phải do cùng một locut gen hay do các đột biến ở các locut gen khác nhau qui định. Em hãy bố trí thí nghiệm để làm sáng tỏ vấn đề trên? Giả thiết rằng tính trạng hạt trắng là do gen lặn qui định.
Câu 4: (2 điểm)
a) Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với một gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân thực.
b) Cấu trúc phân mảnh và không phân mảnh của gen có ý nghĩa gì cho sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
Câu 5: (2 điểm)
Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh có người không mắc bệnh. Giả sử rằng người không mắc bệnh là do các gen kháng lại virut. Hãy cho biết gen kháng virut ở những người không mắc bệnh qui định tổng hợp những loại prôtêin nào?
Câu 6: (2 điểm)
Ghép các hoocmon thực vật với tác dụng chủ yếu của nó:
Hooc mon | Tác dụng chủ yếu của hoocmon |
a-Auxin b-Xitokinin c-Giberelin d-Axitabxixic e-Etilen | 1-quả chín 2-hướng sáng 3-gây trạng thái ngủ của chồi,hạt 4-phân chia tế bào 5-làm rụng lá,quả 6-đóng, mở khí khổng 7-sinh trưởng chồi bên 8-kéo dài thân ở cây gỗ |
Câu 7: (2 điểm)
Điền từ thích hợp vào các chỗ trống: a, b, c, d, e, g, h, i trong các câu sau để phân biệt về hình thái - giải phẫu giữa các nhóm thực vật:
Thực vật C3 có (a) loại lục lạp ở tế bào (b) và có lá bình thường. Thực vật C4 có (c) loại lục lạp ở tế bào (d) và tế bào (e) , có lá bình thường. Thực vật CAM có (g) loại lục lạp ở tế bào (h) và có lá (i).
Câu 8: (2 điểm)
a) Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước?
b) Tại sao khi đun bếp than trong phòng kín lại gây hiện tượng ngạt thở?
Câu 9: (2 điểm)
a) Người ta thường thắp đèn vào ban đêm mùa đông ở các vườn thanh long. Em hãy giải thích tác dụng của biện pháp trên?
b) Khi trồng các cây họ đậu, người ta không bón hoặc bón rất ít phân đạm. Tại sao?
Câu 10: (2 điểm)
a) Màng sinh chất của tế bào sinh vật có những chức năng gì?
b) Vai trò của gan trong việc điều chỉnh nồng độ Glucozo trong máu?
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12
Câu 1: (2 điểm)
a) Tại những giai đoạn nào của chu kì tế bào, NST gồm 2 crômatit giống nhau:
- Kì trung gian: Pha S, pha G2 (0,5đ)
- Quá trình nguyên phân: kì đầu, kì giữa. (0,5đ)
b) Bộ NST của loài:
- Khả năng 1: Nếu tế bào đang ở kì sau của nguyên phân
2n = 48 : 2 = 24 (NST) (0,5đ)
- Khả năng 2: Nêu tế bào đang ở kì sau của giảm phân 2
2n = (48 : 2) :2 = 12 (NST) (0,5đ)
Câu 2: (2 điểm)
- Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 3606A0
- Tổng số ribônclêôtit của mARN là: 3060 : 3,4 = 900 (0,5đ)
- Số r(nu) môi trường nội bào cung cấp: Am = 360, Um = 270, Gm = 180, Xm = 90 (0,5đ)
- Số nu từng loai trên gen: A = T = Am + Um = 630 , G = X = Gm + Xm = 180 + 90 = 270 (1đ)
Câu 3: (2 điểm)
- Cho lai 2 dòng ngô hạt trắng này giao phấn với nhau được F1 (0,5đ)
- Nếu F1 đều có hạt trắng thì chứng tỏ hạt màu trắng của 2 dòng ngô này do các gen lặn cùng locut qui định (0,5đ)
- Ví dụ: P aa x aa → F1 aa (0,25đ)
- Nếu F1 hạt đều có màu thì chứng tỏ hạt trắng của 2 dòng ngô này do các gen lặn không alen qui định (0,5đ)
- Ví dụ: P aaBB (màu trắng) x AAbb (màu trắng) → F1 AaBb (có màu) (0,25đ)
Câu 4: (2 điểm)
a) Giống nhau: Đều có 3 vùng: Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc (0,5đ)
Khác nhau:
- Ở sinh vật nhân sơ: (0,5đ)
- Vùng mã hóa là liên tục (gen không phân mảnh)
- Vì không có các intron nên cấu trúc ngắn
- Ở sinh vật nhân thực: (0,5đ)
- Vùng mã hóa là không liên tục (gen phân mảnh)
- Vì có intron nên cấu trúc dài
b) Ý nghĩa: (0,5đ)
- Cấu trúc không phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân sơ tiết kiệm tối đa vật chất di truyền, năng lượng và thời gian cho quá trình nhân đôi AND và phiên mã.
- Cấu trúc phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân thực tiết kiệm vật chất di truyền: từ một gen cấu trúc quá trình cắt các intron, nối các exon sau phiên mã có thể tạo ra các phân tử ARN trưởng thành khác nhau từ đó dịch mã ra các chuỗi polipeptit khác nhau.
Câu 5: (2 điểm)
- Gen kháng viut có thể thuộc các loại gen sau:
- Gen qui định tổng hợp một số Protêin là các kháng thể (1,0đ)
- Gen qui định tổng hợp các loại protêin thụ thể trên bề mặt tế bào không tương thích với các gai glicoprotêin của virut (1,0đ)
Câu 6: (2 điểm)
Mỗi ý ghép đúng 0,25đ: 1e, 2a, 3d, 4b, 5e, 6d, 7b, 8c.
Câu 7 (2 điểm): Điền từ: mỗi từ điền đúng 0,25đ
a: một; b: mô giậu; c: hai; d: mô giậu; e: bao bó mạch; g: một; h: mô giậu; i: mọng nước.
Câu 8 (2 điểm)
a. NN giúp h/đ TĐK của cá xương đạt hiệu quả cao...
- Bề mặt TĐK rộng,mỏng, ẩm ướt, có nhiều mao mạch có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí (0,25đ)
- Sự h/đ nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo dòng nước chảy 1 chiều liên tục từ miệng đến mang (0,25đ)
- Cách sắp xếp mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch làm tăng hiệu suất TĐK... (0,5đ)
b. Khi đun bếp than trong phòng kín gây hiện tượng ngạt thở, vì;
- Hàm lượng khí oxi giảm; hàm lượng CO, CO2 tăng (0,25đ)
- Hb kết hợp dễ dàng với CO: Hb + CO -->HbCO (0,25đ)
- HbCO là hợp chất rất bền, khó bị phân tích --> máu thiếu Hb tự do để vận chuyển oxi --> cơ thể thiếu oxi nên có cảm giác ngạt thở (0,5đ)
Câu 9 (2 điểm)
a. Thắp đèn ban đêm mùa đông ở các vườn thanh long có tác dụng:
- Thanh long là cây ngày dài, ra hoa vào mùa hè - có thời gian ban đêm ngắn hơn ban ngày (0,25đ)
- Vào mùa đông, thời gian ban đêm dài hơn ban ngày nên thanh long không ra hoa (0,25đ)
- Để thanh long ra hoa trái vụ vào mùa đông, người ta thắp đèn vào ban đêm để tạo thời gian ban đêm ngắn --> thanh long ra hoa --> thu hoạch cao (0,5đ)
b. Khi trồng các cây họ đậu, không bón hoặc bón rất ít phân đạm, vì:
- Rễ cây họ đậu có các nốt sần chứa VK Rhizobium sống cộng sinh (0,5đ)
- VK này có khả năng cố định Nito tự do thành dạng N cây sử dụng được (0,25đ)
2H 2H 2H
- Sđ tóm tắt: N=N --------> NH=NH ----------> NH2-NH2 ----------> 2NH3 (0,25đ)
Câu 10 (2 điểm)
a. Màng sinh chất của SV có những chức năng:
- Ngăn cách tb với môi trường ---> tạo cho tb 1 hệ thống riêng biệt (0,25đ)
- Thực hiện sự TĐC giữa tb với môi trường (0,25đ)
- Thu nhận thông tin có nguồn gốc từ ngoại bào và chuyển vào môi trường nội bào (0,25đ)
- Ở VK, màng sinh chất còn có chức năng hô hấp do có chứa các enzim hô hấp (0,25đ)
b. Vai trò của gan trong việc điều chỉnh nồng độ Glucozo trong máu:
- Khi Glucozo trong máu tăng: gan sẽ chuyển hóa Glu thành dạng dự trữ là Glicogen, dưới tác dụng chủ yếu của hm Insulin.. (0,5đ)
- Khi Glucozo trong máu giảm:
- gan sẽ chuyển Glicogen dự trữ thành Glucozo, dưới tác dụng chủ yếu của hm glucagon... (0,25đ)
- đồng thời gan cũng tạo ra những phân tử Glu mới từ các hợp chất hữu cơ khác (0,25đ)