Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Cự Khê, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 6

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Cự Khê, Hà Nội năm học 2016 - 2017 đề kiểm tra môn Văn dành cho các em học sinh mới từ lớp 5 lên lớp 6 luyện tập nhằm ôn tập và củng cố kiến thức. Đề thi có kèm theo đáp án, các em có thể kiểm tra ngay sau khi luyện tập. Chúc các em học tốt.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 6 huyện Kim Sơn, Ninh Bình năm học 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6 môn Ngữ văn năm 2013 - 2014 Phòng GD-ĐT Đức Thọ, Hà Tĩnh

PHÒNG GD-ĐT THANH OAI

TRƯỜNG THCS CỰ KHÊ

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC: 2016-2017

MÔN: Ngữ văn 6

(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1 điểm)

a. Từ đơn là gì? Từ phức là gì?

b. Hãy xác định từ đơn và từ phức trong câu văn sau:

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy.

Câu 2: (2 điểm)

Em hãy tóm tắt những sự việc chính trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh?

Câu 3: (2 điểm)

Cho bài ca dao:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,
Ai ơi! bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài ca dao trên?

Câu 4: (5 điểm)

Hãy tả về một người thân của em. (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy, cô....).

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 6

Câu 1: (1 điểm)

a. - Từ đơn là từ do một tiếng tạo thành.(0,25 đ)

- Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành.(0,25 đ)

b. - Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm (0,25 đ)

- Từ phức : trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy (0,25 đ)

Câu 2: (2 điểm)

  • Hùng Vương 18 có người con gái đẹp muốn kén chồng xứng đáng với con. (0,25 đ)
  • Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đến cầu hôn, 2 chàng trai ngang tài ngang sức. (0,5 đ)
  • Vua Hùng băn khoăn ra điều kiện kén rể. (0,25 đ)
  • Sơn Tinh mang đủ sính lễ đến sớm rước Mị Nương về núi. (0,25 đ)
  • Thuỷ Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh. (0,25 đ)
  • Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đánh nhau, Thuỷ Tinh thua. (0,25 đ)
  • Hàng năm Thuỷ Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua. (0,25 đ)

Câu 3: (2 điểm)

Học sinh nêu cảm nhận của mình với những nét tiêu biểu, độc đáo về nghệ thuật, nội dung của bài ca dao, đảm bảo các yêu cầu sau:

* Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo các ý sau:

Trình bày thành một đoạn văn có bố cục (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), lời văn mạch lạc, có liên kết, hồn nhiên, chân thực và có cảm xúc. Câu văn đúng ngữ pháp, viết từ ngữ đúng chính tả.

* Yêu cầu về nội dung: Mỗi ý cần đạt trong khi viết đoạn văn làm rõ nội dung, nghệ thuật bài ca dao nếu viết đảm bảo yêu cầu về hình thức được tối đa các mức điểm sau:

  • Nêu được nội dung của bài ca dao (0,5 đ)
  • Nêu được dấu hiệu nghệ thuật, tác dụng của nghệ thuật (1 đ)
  • Nêu được cảm nghĩ, liên hệ (0,5 đ)

Cụ thể:

  • Nội dung bài ca dao: Nỗi vất vả của người nông dân đồng thời nhắc nhở chúng ta biết ơn người làm ra hạt gạo.
  • Dấu hiệu nghệ thuật, tác dụng:
    • Dùng so sánh, đối lập: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,/Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần => làm nổi bật nỗi vất vả và khó khăn của người nông dân và đề cao giá trị lao động.
    • Cách dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm: từ láy "thánh thót", từ trái nghĩa: "Dẻo thơm" - "Đắng cay", "Một - muôn" => Làm tăng nỗi vất vả, khó nhọc.

Câu 4: (5 điểm)

1. Yêu cầu:

a. Về hình thức:

- Nắm vững yêu cầu của đề bài, biết làm một bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, mạch lạc, hợp lí diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

b. Về nội dung:

  • Kể đúng thể loại yêu cầu của đề (miêu tả)
  • Làm sáng tỏ hình dáng, tính tình, tình cảm của người thân đối với em cũng như của em với người đó.

Bài viết cần đạt các ý sau:

* Mở bài. (0,5 đ)

Giới thiệu về người em định tả.

(Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp bắt đầu bằng một câu ca dao, tục ngữ, một câu hát ca ngợi người thân)

* Thân bài. (3,5 đ)

  • Tả ngoại hình
    • Thoáng nhìn, người thân trông như thế nào? Năm nay bao nhiêu tuổi?
    • Người thân có dáng người ra sao? Cao, thấp, hay tầm thước.
    • Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kì...) khi ở nhà và lúc đi làm.
    • Khuôn mặt.
    • Mái tóc.
    • Đôi mắt.
  • Tả hoạt động, tính tình.
    • Người thân ăn nói ra sao
    • Những thói quen khi làm việc.
    • Tình cảm dành cho mọi người trong gia đình.
  • Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em đối với người thân được tả.

* Kết bài. (1 đ)

Cảm nghĩ của em về người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa của em.

2. Đáp án - biểu điểm:

  • Điểm 4,5-5: Đạt được những yêu cầu về nội dung và hình thức như trên.Trình bày sạch.
  • Điểm 4-3,5: Bài viết đáp ứng cơ bản được những yêu cầu trên. Mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt hoặc sai lỗi chính tả.
  • Điểm 3-2,5: Bài viết còn ở mức độ trung bình, chưa có sức thuyết phục, kỹ năng viết còn hạn chế. Sai lỗi chính tả nhưng bố cục phải đầy đủ.
  • Điểm 2-1,5: Bài viết còn quá yếu về kỹ năng viết văn, trình bày xấu, cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả.
  • Điểm 1-0,5: Nội dung bố cục chưa đầy đủ. Trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc viết lung tung.
  • Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm