Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Cẩm Vũ, Hải Dương năm học 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Cẩm Vũ, Hải Dương năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra đầu năm lớp 8 nhằm khảo sát chất lượng học sinh lớp 8 mới lên lớp 9. Đề thi môn Văn có kèm theo đáp án, giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Cẩm Vũ, Hải Dương năm học 2017 - 2018

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Nghĩa Thái, Nghệ An năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG

TRƯỜNG THCS CẨM VŨ

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi gồm: 01 trang

Câu 1. (2,0 điểm).

“Ta nghe hè dậy bên lòng

…………………………”

a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ cuối của bài thơ “Khi con tu hú” - Tố Hữu.

b. Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên.

Câu 2 (3,0 điểm).

a. Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Đặt một câu trần thuật?

b. Các câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? Chúng được dùng với mục đích nào?

1. Thế rồi Dế Choắt tắt thở.

2. Anh có thể tắt thuốc lá được không?

3. Thôi con đừng lo lắng!

4. Giàu đẹp quá quê hương ta!

Câu 3 (5,0 điểm).

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh.

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

………Hết……..

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn

Câu 1

a. Học sinh chép chính xác khổ thơ:

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

(HS chép sai hai lỗi trừ 0,25 điểm)

b. Hình thức: HS viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.

Nội dung: đảm bảo các ý chính sau:

  • Tác giả dùng động từ mạnh (đập tan, chết uất)
  • Dùng từ ngữ cảm thán (ôi,thôi, làm sao)
  • Thể hiện tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt của người tù cách mạng.
  • Niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra ngoài.
  • Bộc lộ tình yêu cuộc sống.

Mức tối đa: 2,0 điểm, đảm bảo các yêu cầu trên.

Mức chưa tối đa: 0,25 đ-> 1,75 đ.

Mức không đạt: 0 điểm: Không làm, làm sai hết.

Câu 2

a. - Câu trần thuật là câu thường dùng để kể, tả, thông báo, nhận định…Ngoài chức năng chính này, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc.

- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.

- Đặt câu trần thuật đúng.

b. Xác định đúng:

1. Câu trần thuật dùng để kể.

2. Câu nghi vấn dùng để đề nghị, yêu cầu.

3. Câu cầu khiến dùng để khuyên bảo

4. Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc tự hào.

Mức tối đa: 3,0 điểm, đảm bảo các yêu cầu trên.

Mức chưa tối đa: 0,25 đ-> 2,75 đ.

Mức không đạt: 0 điểm: Không làm, làm sai hết.

Câu 3

* Tiêu chí nội dung: Bài viết cần đảm bảo các ý:

I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu luận đề

  • Mức tối đa: 0,5 đ
  • Mức chưa tối đa:0,25 đ
  • Mức không đạt: 0 đ: Không có, không đạt yêu cầu

II. Thân bài:

1. Giải thích luận đề: tình yêu thương mãnh liệt

2. Triển khai luận điểm:

  • Hoàn cảnh của bé Hồng
  • Tình yêu thương mẹ thể hiện trong cuộc trò chuyện với người cô( dẫn chứng, phân tích)
  • Tình yêu thương mẹ thể hiện khi được ở trong lòng mẹ (đuổi theo xe, bối rối, cảm giác sung sướng cực điểm…dẫn chứng phân tích)

3. Đánh giá: Bé Hồng có cảnh ngộ đáng thương, tâm hồn trong sáng, nhaỵ cảm, yêu thương mẹ mãnh liệt.

  • Mức tối đa (3,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên, cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Viết câu lưu loát, có những câu văn hay; không mắc lỗi về chính tả, từ, câu.
  • Mức chưa tối đa (Từ 0,25-> 2,75 điểm): HS chưa đáp ứng những yêu cầu nêu trên. (GV căn cứ bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp.)
  • Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai cơ bản về kiến thức.

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã chứng minh.

  • Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên.
  • Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS chưa đáp ứng những yêu cầu nêu trên. (GV căn cứ bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp.)
  • Mức không đạt (0 điểm): Không có kết bài.

* Các tiêu chí khác (1,0 điểm)

1. Hình thức: (0,5 điểm)

  • Mức tối đa (0,5 điểm): Xác định đúng kiểu bài nghị luận giải thích. HS viết được một bài văn đủ 3 phần, luận điểm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, lập luận chặt chẽ. Dùng từ, đặt câu chuẩn mực, chữ viết cẩn thận, không sai chính tả, trình bày sạch.
  • Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Còn mắc lỗi trong khi trình bày. Lập luận thiếu chặt chẽ.
  • Không đạt (0 điểm): HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết; hoặc các ý trong thân bài chưa được tách hợp lí, thiếu nhiều ý, chữ xấu, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc không làm.

2. Sáng tạo: (0,25 điểm)

  • Mức tối đa (0,25 đ): Bài viết thể sự tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo của bản thân.
  • Không đạt: HS không có tính sáng tạo, thiếu hiểu biết.

3. Lập luận: (0,25 điểm)

  • Mức tối đa (0,25 đ): HS biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự lô gic giữa các phần: MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn. Sử dụng một vài phương pháp lập luận phù hợp. Luận điểm rõ ràng, luận cứ hợp lí, lập luận chặt chẽ.
  • Không đạt: HS không biết cách tạo sự liên kết hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết cách phát triển ý ở thân bài, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, thiếu định hướng hoặc không làm bài.

* Tuỳ thuộc vào bài làm cụ thể của HS mà GV cho điểm phù hợp.

Đánh giá bài viết
1 984
Sắp xếp theo

    Đề KSCL đầu năm lớp 9

    Xem thêm