Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Sinh trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh là đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm môn Sinh học dành cho các bạn học tập, nghiên cứu ôn tập môn Sinh chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Sinh sắp tới một cách hiệu quả nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh

SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 6 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2015
MÔN: SINH HỌC
(Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 485

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Câu 1: Quá trình giảm phân ở cả tế bào sinh dục đực và cái đều xảy ra đột biến dẫn đến một trong hai chiếc của 1 cặp NST nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân II. Thể đột biến nào sau đây không thể thu được?

A. 2n+2, 2n-1-1, 2n+1, 2n-1. B. 2n+1+1, 2n-1-1, 2n-1, 2n+2.
C. 2n+1+1, 2n-2, 2n+2+2, 2n-2-2. D. 2n-1, 2n+1, 2n-1+1, 2n-2.

Câu 2: Một gen mã hóa enzim qui định màu sắc lông ở một loài động vật gồm hai alen A, a hoàn toàn độc lập với sự di truyền giới tính, số lượng các cá thể có kiểu gen tương ứng trong một quần thể như sau. Biết các cá thể giao phối ngẫu nhiên.

Con cáiCon đực
AAAaaaAAAaaa
300600100200400400

Dự đoán tần số của kiểu gen Aa trong thế hệ tiếp theo là:

A. 0.50. B. 0.52. C. 0.46. D. 0.48.

Câu 3: Trên một phân tử đang nhân đôi có 6 đơn vị tái bản, ở mỗi đơn vị tổng hợp được 20 phân đoạn Okazaki. Theo lí thuyết tổng số enzim ARN polimeraza cần cho quá trình tái bản là:

A. 132 enzim. B. 110 enzim. C. 120 enzim. D. 100 enzim.

Câu 4: Một đoạn mạch trên vùng mã hóa của một phân tử ARNm chỉ có 2 loại nu A và G với tỉ lệ A:G = 4. Để có đủ các loại mã di truyền với 2 loại nu đó thì đoạn mạch trên phải có ít nhất số nu là:

A. 120. B. 90. C. 60. D. 72.

Câu 5: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd với mỗi gen qui định một tính trạng. Kết quả ít được nghiệm đúng trong thực tế là:

A. F1 có 27 KG. B. Số loại giao tử của P là 8. C. F1 có 8 KH. D. F1 có tỉ lệ KG bằng (1 : 2 : 1)3.

Câu 6: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm:

A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
B. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, tuổi thọ lớn, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít
D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng ít thức ăn.

Câu 7: Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng. Khi 2 gen nói trên tự nhân đôi 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nuclêôtit tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết H. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?

A. Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G - X. B. Mất 1 cặp G – X.
C. Thêm 1 cặp G – X. D. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T.

Câu 8: Ở một loài thực vật, khi lai giống hạt đỏ và hạt trắng thì tạo ra 100% hạt màu hồng ở F1, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì ở F2 ngoài các hạt đỏ, hạt trắng, hạt hồng còn có các màu sắc trung gian giữa đỏ và hồng, giữa hồng và trắng. Đáp án đúng về quy luật di truyền chi phối tính trạng màu sắc hạt là:

A. Tác động cộng gộp. B. Tác động đa hiệu.
C. Tương tác bổ sung. D. Di truyền phân li- trội không hoàn toàn.

Câu 9: Cho cây lưỡng bội dị hợp về ba cặp gen phân li độc lập tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp trội về một cặp gen chiếm tỉ lệ là:

A. 8/64. B. 9/64. C. 27/64. D. 3/8.

Câu 10: Giả sử một NST trong tế bào sinh dưỡng của người có 245,9x103 cặp nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của các NST ở kì giữa nguyên phân là 0,02 micromet, khoảng cách giữa các nucleoxom tương đương 100 cặp nu thì số phân tử protein histon và tỉ lệ chiều dài phân tử ADN khi chưa đóng xoắn so với chiều dài NST ở kì giữa là:

A. 8999 phân tử và 4180,3 lần. B. 8999 phân tử và 2400 lần.
C. 9000 phân tử và 2400 lần. D. 9000 phân tử và 4180,3 lần.

Câu 11: Bản chất của cơ chế diễn thế sinh thái là sự:

A. thay đổi quần xã sinh vật khi môi trường thay đổi.
B. thay thế quần thể ưu thế này bằng quần thể ưu thế khác thích nghi hơn trong quần xã.
C. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
D. thay thế hoàn toàn quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.

Câu 12: Ở mèo, gen qui định màu sắc lông nằm trên NST X. A qui định lông hung trội hoàn toàn so với a qui định lông đen; kiểu gen kiểu gen dị hợp cho kiểu hình mèo tam thể. Biết không xảy ra đột biến, số đáp án đúng khi nói về sự di truyền màu lông tam thể ở mèo là:

1. Cả ba loại kiểu hình xuất hiện ở hai giới với tỉ lệ giống nhau
2. Cả ba loại kiểu hình xuất hiện ở hai giới với tỉ lệ khác nhau
3. Ở mèo đực chỉ xuất hiện hai loại kiểu hình
4. Xác suất xuất hiện kiểu hình lông hung ở mèo đực luôn cao hơn ở mèo cái

A. 4 B. 2 C. 1 D. 3

Câu 13: Ốc bươu đen sống phổ biến ở khắp Việt Nam. Ốc bươu vàng được nhập vào nước ta từ Trung Quốc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh làm cho số lượng và khu vực phân bố của ốc bươu đen phải thu hẹp lại tuy nhiên người ta vẫn thấy dạng lai hữu thụ giữa chúng. Quan hệ giữa ốc bươu đen và ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ:

A. Cạnh tranh cùng loài. B. Ức chế - cảm nhiễm.
C. Khống chế sinh học. D. cạnh tranh khác loài.

Câu 14: Các phát biểu đúng về dòng thuần chủng:

1. Có kiểu gen chứa các alen thuộc cùng một gen.
2. Có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ và giao phối cận huyết.
3. Trong trường hợp quần thể có n gen, mỗi gen gồm hai alen khác nhau nằm trên một nhiễm sắc thể phân li độc lập thì số dòng thuần có thể có trong quần thể là 2n.
4. Được tạo ra nhanh nhất bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn.
5. Cùng một dòng thuần sẽ biểu hiện thành các kiểu hình giống nhau trong các môi trường khác nhau.

A. 1,2,3. B. 3,4,5. C. 1,4,5. D. 2,3,4.

Câu 15: Sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá theo Đacuyn là do:

A. Quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau. Trong đó diễn ra song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải các biến dị có hại.
B. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích lũy những cá thể mang biến dị màu xanh lục.
C. Trong quá trình sống phát sinh các đột biến khác nhau, giao phối tạo ra các tổ hợp gen với kiểu hình khác nhau. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc những kiểu gen có lợi ( màu xanh).
D. Quần thể sâu ăn lá xuất hiện những alen đột biến màu xanh lục và được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

Câu 16: Cho cây hoa đỏ, quả tròn tự thụ phấn, người ta thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình phân li: 510 cây hoa đỏ, quả tròn: 240 cây hoa đỏ, quả dài: 242 cây hoa trắng, quả tròn: 10 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào về kiểu gen của bố mẹ là đúng

A. Alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả dài cùng thuộc 1 NST.
B. Alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả tròn cùng thuộc 1 NST.
C. Alen qui định màu hoa trắng và alen qui định quả dài cùng thuộc 1 NST.
D. Alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả tròn liên kết hoàn toàn.

Câu 17: Phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí:

A. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
B. Điều kiện địa lý là nguyên nhân gián tiếp gây ra sự thay đổi trong vốn gen của quần thể sinh vật, từ đó hình thành loài mới.
C. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tác động dẫn đến hình thành các quần thể thích nghi theo những hướng khác nhau.
D. Hình thành loài mới bằng cách li địa lý thường tách bạch với cách li sinh thái.

Câu 18: Một loài có bộ NST 2n= 20, có bao nhiêu loại giao tử bình thường được tạo ra từ quá trình giảm phân của các đột biến thể ba (2n+1) ở loài này?

A. 210. B. 2o C. 220. D. 21.

Câu 19: Trong số các phát biểu về mã di truyền sau đây, số phát biểu không đúng là:

1. Mã di truyền chỉ được đọc theo một chiều nhất định trên phân tử ARN thông tin.
2. Tính thoái hóa của mã di truyền làm giảm thiểu hậu quả của đột biến thay thế cặp nu đặc biệt là cặp nu thứ 3 trong 1 codon.
3. Mã di truyền là trình tự nu trên gen quy định trình tự axit amin trên chuỗi polypeptit.
4. Tính đặc hiệu của mã di truyền giúp cho việc truyền đạt thông tin di truyền được chính xác từ ADN đến polypeptit.

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 20: Ở một loài động vật, con đực XY có kiểu hình thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có kiểu hình thân xám, mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thế thân xám. mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỷ lệ 500 cá thể cái thân xám, mắt đỏ: 200 cá thể đực thân xám, mắt đỏ: 200 cá thể đực thân đen, mắt trắng: 50 cá thể đực thân xám, mắt trắng: 50 cá thể đực thân đen, mắt đỏ. Biết rằng các tính trạng đơn gen chi phối. Kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ.
B. Hoán vị gen diễn ra ở cả hai giới đực và cái.
C. Đã xuất hiện hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.
D. Hai cặp tính trạng này liên kết với nhau.

Câu 21: Cừu Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Nhận xét đúng về vật chất di truyền (VCDT) của động vật trên là:

A. VCDT của Dolly hoàn toàn giống với cừu cho tế bào trứng.
B. VCDT ngoài nhân của Dolly giống với cừu cho tế bào trứng.
C. VCDT của Dolly hoàn toàn giống với cừu cho tế bào vú.
D. VCDT trong nhân của Dolly là sự kết hợp giữa cừu cho tế bào trứng với cừu cho tế bào vú.

Câu 22: Kết luận đúng khi nói về mức phản ứng của một kiểu gen:

A. Kiểu hình cụ thể thuộc mức phản ứng của một kiểu gen có thể di truyền cho thế hệ sau.
B. Giới hạn mức phản ứng của một gen có thể thay đổi khi môi trường thay đổi.
C. Trong môi trường giống nhau thì gen qui định tính trạng tương đương ở các loài khác nhau có mức phản ứng như nhau.
D. Kiểu hình cụ thể thuộc mức phản ứng của một kiểu gen có thể thay đổi khi môi trường thay đổi.

Câu 23: Ở đậu Hà Lan. Hình dạng thân và màu sắc hoa do hai gen, mỗi gen gồm hai alen trên NST thường qui định; các gen phân li độc lập. Về mặt lý thuyết tỉ lệ kiểu gen nào không nhận được trong các phép lai về hai tính trạng trên là:

A. 1:1:1:1. B. 1:2:1. C. 2:2:1:1. D. 4:2:2:2:2:1:1:1:1.

Câu 24: Một trường hợp đặc biệt xảy ra khiến hai anh em sinh đôi cùng trứng trong một gia đình được nuôi dưỡng ở hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Khi trưởng thành người ta nhận thấy người anh cân nặng 78kg còn người em là 60kg. Cho rằng không có đột biến phát sinh trong quá trình sống. Giải thích đúng về sự khác biệt giữa hai anh em là:

A. Kiểu gen qui định cân nặng của hai anh em hoàn toàn khác nhau.
B. Gen qui định cân nặng ở người tác động đa hiệu.
C. Gen qui định tính trạng cân nặng thay đổi khi môi trường thay đổi.
D. Gen qui định cân nặng ở người có mức phản ứng rộng.

Câu 25: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng nhất định là:

1. Chọn lọc tự nhiên. 2. Giao phối không ngẫu nhiên. 3. Di nhập gen. 4. Yếu tố ngẫu nhiên. 5. Đột biến.

A. 1,2,3,4. B. 1. C. 1,1,3. D. 1,2.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm