Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An là đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án, đảm bảo sát cấu trúc và nội dung thi THPT Quốc gia môn Sinh của Bộ giáo dục, giúp các bạn học tập và ôn tập tốt môn Sinh học, luyện thi đại học môn Sinh hiệu quả.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2015 MÔN SINH HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút) |
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh: ............................................................................................
Số báo danh: ...................................
Câu 1: Ở người, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; alen B quy định mắt đen trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt nâu. Gen quy định nhóm máu có 3 alen IA, IB, Io, trong đó alen IA, IB trội hoàn toàn so với alen Io; alen IA, IB quan hệ đồng trội. Biết ba gen này nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai (P): bố có nhóm máu B, mắt đen, tóc thẳng với mẹ có nhóm máu A, mắt nâu, tóc quăn sinh con đầu lòng có nhóm máu O, mắt nâu, tóc thẳng. Xác suất để lần sinh thứ hai sinh được một đứa con có nhóm máu B, mắt nâu, tóc thẳng là:
A. 25%. B. 50%. C. 12,5%. D. 6,25%.
Câu 2: Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phân bố của sinh vật, những loài hẹp nhiệt thường sống ở
A. vùng ôn đới. B. vùng nhiệt đới. C. các vùng cực. D. trên đỉnh núi cao.
Câu 3: Ở một loài thực vật, cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa hồng. Cho F1 lai phân tích, Fa thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 50% cây hoa hồng : 50% cây hoa trắng. Cho các cây Fa tạpgiao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 37,5% cây hoa hồng: 6,25% cây hoa đỏ.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Kiểu gen của F2 phân li theo tỉ lệ (1 : 2 : 1)2.
B. F2 có 16 tổ hợp nên Fa dị hợp tử hai cặp gen.
C. Có hiện tượng tương tác giữa hai gen không alen.
D. Tính trạng màu sắc hoa do một gen quy định.
Câu 4: Ở một loài sinh sản hữu tính, một cá thể đực mang kiểu gen (Ab/ab)(De/dE). Quá trình giảm phân một số tế bào xẩy ra hoán vị gen và cặp nhiễm sắc thể mang các gen (De/dE) không phân li ở giảm phân II. Số loại giao tử tối đa được tạo là:
A. 12. B. 14. C. 18. D. 24.
Câu 5: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do các gen trội không alen tương tác cộng gộp với nhau quy định. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 có 9 kiểu hình. Trong các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 70 cm; kiểu hình cao 90 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Ở F2 thu được:
(1) Cây cao nhất có chiều cao 100 cm.
(2) Cây mang 2 alen trội có chiều cao 80 cm.
(3) Cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 27,34%.
(4) F2 có 27 kiểu gen.
Phương án trả lời đúng là:
A. (2), (3). B. (2), (4). C. (1), (4). D. (1), (3).
Câu 6: Hai loài sóc bắt ở rừng rậm và đưa về sở thú. Người ta cảm thấy an toàn khi đưa chúng vào chung một chuồng, bởi vì chúng không giao phối với nhau trong tự nhiên. Nhưng ngay sau đó họ phát hiện hai loài này giao phối với nhau và sinh ra con lai có sức sống kém. Người chăm sóc chúng kiểm tra lại tư liệu và phát hiện ra chúng cùng sống trong một khu rừng nhưng một loài chỉ hoạt động ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm. Trong tự nhiên, chúng không giao phối với nhau là do:
A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. cách li di truyền. D. cách li sinh sản.
Câu 7: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là 0,64AA : 0,36Aa. Qua một thế hệ ngẫu phối, theo lí thuyết ở đời con số cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ là:
A. 67,24%. B. 29,52%. C. 70,48%. D. 3,24%.
Câu 8: Khi nói về quá trình diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã có thành phần loài đa dạng nhất, số lượng cá thể của mỗi loài cân bằng với sức chứa môi trường.
B. Một trong những nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế sinh thái là sự hoạt động quá mạnh của loài ưu thế.
C. Diễn thế nguyên sinh thường khởi đầu bằng những quần xã sinh vật dị dưỡng như nấm, địa y.
D. Kết thúc diễn thế thứ sinh thường hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
Câu 9: Cho các phép lai sau:
Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai ở đời con cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 2 : 1 và khác với tỉ lệ phân li kiểu gen?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 10: Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm (G*). Khi gen này nhân đôi 3 lần thì số gen ở dạng tiền đột biến là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 11: Theo sự phân chia của một hợp tử, ở một giai đoạn người ta nhận thấy có hiện tượng như sơ đồ sau:
Hậu quả của hiện tượng này tạo ra
A. thể khảm. B. thể không nhiễm. C. thể lệch bội. D. thể tứ bội.
Câu 12: Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới
(1) mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
(2) kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
(3) mức tử vong của quần thể.
(4) kích thước quần thể.
(5) mức sinh sản của quần thể.
Số phương án trả lời đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 13: “Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế” là những đặc điểm của
A. hệ sinh thái biển. B. hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
C. hệ sinh thái thành phố. D. hệ sinh thái nông nghiệp.
Câu 14: Để giải thích trong tự nhiên các thể song nhị bội thường trở thành loài mới, điều nào sau đây là hợp lí nhất?
A. Thể song nhị bội là các cá thể có bộ nhiễm sắc thể bao gồm hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau.
B. Thể song nhị bội có thể nhân lên theo con đường sinh sản vô tính, vì vậy có thể hình thành loài mới.
C. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài khá phổ biến ở thực vật.
D. Thể song nhị bội có bộ nhiễm sắc thể khác với bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ nên khi giao phối trở lại các dạng bố mẹ thì cho con lai bất thụ.
Câu 15: Một quần thể của một loài động vật, xét một locut gen có hai alen A và a. Ở thế hệ xuất phát (P): Giới đực có 860 cá thể, trong đó có 301 cá thể có kiểu gen AA; 129 cá thể có kiểu gen aa. Các cá thể đực này giao phối ngẫu nhiên với các cá thể cái trong quần thể. Khi quần thể đạt tới trạng thái cân bằng thì thành phần kiểu gen trong quần thể là 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Biết rằng, tỉ lệ đực cái trong quần thể là 1 : 1. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quần thể trên?
A. Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng ở thế hệ F1.
B. Ở thế hệ (P), tần số alen a ở giới cái chiếm tỉ lệ 20%.
C. Ở F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 9%.
D. Ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 46%.
Câu 16: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt gồm hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Alen quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định mắt trắng. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, F2 phân li theo tỉ lệ 2 ruồi giấm cái mắt đỏ : 1 ruồi giấm đực mắt đỏ : 1 ruồi giấm đực mắt trắng. Cho các ruồi giấm F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F3 là
A. 13 ruồi mắt đỏ : 3 ruồi mắt trắng. B. 3 ruồi mắt đỏ : 13 ruồi mắt trắng.
C. 9 ruồi mắt đỏ : 7 ruồi mắt trắng. D. 5 ruồi mắt đỏ : 3 ruồi mắt trắng.
Câu 17: Cho giao phối giữa gà trống chân cao, lông xám với gà mái có cùng kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 như sau:
- Ở giới đực: 75% con chân cao, lông xám : 25% con chân cao, lông vàng.
- Ở giới cái: 30% con chân cao, lông xám : 7,5% con chân thấp, lông xám : 42,5% con chân thấp, lông vàng : 20% con chân cao, lông vàng.
Biết rằng không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng?
A. Mỗi cặp gen quy định một tính trạng, có hoán vị gen với tần số 20%.
B. Mỗi cặp gen quy định một tính trạng trong đó một cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
C. Có 4 kiểu gen quy định gà mái chân cao, lông vàng.
D. Ở F1, gà trống chân cao, lông xám có kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 20%.
Câu 18: Cho lai ruồi giấm đực cánh dài, có lông đuôi với ruồi giấm cái cánh ngắn, không có lông đuôi. F1 thu được 100% ruồi cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể ruồi F1 giao phối với nhau, kiểu hình F2 phân li theo tỉ lệ 56,25% ruồi cánh dài, có lông đuôi : 18,75% ruồi cánh dài, không có lông đuôi : 18,75% ruồi cánh ngắn, có lông đuôi : 6,25% ruồi cánh ngắn, không có lông đuôi. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định; ruồi không có lông đuôi toàn ruồi cái. Ở F2, ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là
A. 37,5%. B. 6,25%. C. 18,75%. D. 20%.
Câu 19: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn, khoảng 90% năng lượng bị mất đi do:
(1) Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
(2) Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật.
(3) Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được.
(4) Một phần năng lượng bị mất qua chất thải.
(5) Một phần năng lượng bị mất do các bộ phận bị rơi rụng.
(6) Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt xích phía sau.
Có bao nhiêu phương án trả lời đúng?
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 20: Kiểu phân bố có ý nghĩa “làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể” có đặc điểm
A. các cá thể sống thành bầy đàn.
B. thường gặp khi điều kiện môi trường sống phân bố không đồng đều.
C. có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. là kiểu phân bố phổ biến nhất.
Câu 21: Những dạng đột biến nào được sử dụng làm căn cứ để lập bản đồ gen?
A. Đột biến lệch bội, đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đột biến lệch bội, đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đột biến mất đoạn, đột biến lặp đoạn.
D. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể, đột biến lệch bội
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh
1.D 6.B 11.A 16.A 21.D 26.A 31.D 36.A 41.C 46.C
2.B 7.C 12.B 17.C 22.D 27.A 32.B 37.A 42.D 47.B
3.D 8.D 13.D 18.C 23.B 28.A 33.D 38.D 43.A 48.C
4.B 9.A 14.D 19.B 24.C 29.C 34.D 39.C 44.C 49.A
5.A 10.B 15.B 20.C 25.D 30.B 35.D 40.A 45.B 50.C