Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh có đáp án đi kèm, được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải với hy vọng giúp các bạn học sinh ôn tập và nâng cao kiến thức môn Sinh hiệu quả, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia 2017 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên - môn Sinh học trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1)

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

Năm học: 2016 – 2017

Môn thi: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 30 phút

Họ, tên thí sinh: ............................................. Số báo danh: ......................

Câu 1: Trong quá trình sinh tổng hợp protein, ở giai đoạn hoạt hóa aa, ATP có vai trò cung cấp năng lượng:

A. để các riboxom dịch chuyển trên mARN

B. để cắt bỏ aa mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit

C. để aa được hoạt hóa và gắn với tARN

D. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN

Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon- lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozơ và khi môi trường không có lactozơ?

A. Protein ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc

B. Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế

C. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon-lác và tiến hành phiên mã

D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các mARN tương ứng

Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

(1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN.

(3) Phân tử prôtêin. (4) Quá trình dịch mã.

A. (3) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (4). D. (1) và (3).

Câu 4: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn.

Câu 5: Cho các thông tin sau:

  1. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein
  2. Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất
  3. Nhờ một enzim đặc hiệu, aa mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp
  4. mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là

A. 2 và 4 B. 2 và 3 C. 1 và 4 D. 3 và 4

Câu 6: Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val - Trp - Lys- Pro. Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp - UGG; Val - GUU; Lys - AAG; Pro - XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtit là

A. 5' GTT - TGG - AAG - XXA 3' B. 5' GUU - UGG- AAG - XXA 3'

C. 5' XAA- AXX - TTX - GGT 3' D. 5' TGG -XTT - XXA - AAX 3'

Câu 7: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.

(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

A. (3), (4), (5). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (1), (2), (3).

Câu 8: Đặc điểm nào không phải của mã di truyền?

A. Có tính phổ biến. B. Mang tính thoái hoá.

C. Mang tính đặc hiệu. D. Đặc trưng cho loài

Câu 9: Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?

A. AaBbDdd. B. AaBbd C. AaBb. D. AaaBb

Câu 10. Trong quá trình ôn thi, một bạn học sinh khi so sánh sự giống và khác nhau giữa đặc điểm gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính đã lập bảng tổng kết sau:

Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường

Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính

(1) Số lượng nhiều

(2) Số lượng ít

(3) Có thể bị đột biến

(4) không thể bị đột biến

(5) Tồn tại thành từng cặp tương đồng

(6) không tồn tại thành từng cặp tương đồng

(7) Có thể quy định giới tính

(8) có thể quy định tính trạng thường

(9) Phân chia đồng đều trong phân bào

(10) không phân chia đồng đều trong phân bào

Số thông tin mà bạn học sinh trên đã nhầm lẫn khi lập bảng tổng kết trên là

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 11. Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp (Al, al, A2, a2, A3, a3), chúng phân ly độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Ở khi cho các cây ở thế hệ lai (giữa cây cao nhất và cây thấp nhất) giao phấn với nhau thì tỷ lệ số cây có chiều cao 170 cm là bao nhiêu?

A. 9/64. B. 3/8. C. 3/32. D. 15/64.

Câu 12: Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội lặn hoàn toàn AaBbDd AaBbdd sẽ có

A. 8 loại kiểu hình, 18 loại kiểu gen B. 4 loại kiểu hình, 18 loại kiểu gen

C. 4 loại kiểu hình, 9 loại kiểu gen D. 8 loại kiểu hình, 27 loại kiểu gen

Câu 13: Ở cà chua, gen A qui định tính trạng hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa hai cây cà chua tứ bội đời F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Nếu quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường thì kiểu gen của hai cây cà chua bố mẹ là:

A. AAaa x AAaa. B. Aaaa x Aaaa. C. AAAa x AAaa. D. AAaa x Aaaa.

Câu 14: Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trắng : 1 đỏ. Có thể kết luận, màu hoa được quy định bởi:

A. 1 cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính

B. 2 cặp gen không alen tương tác cộng gộp

C. 2 cặp gen không alen tương tác bổ trợ

D. 2 cặp gen liên kết hoàn toàn

Câu 15: Do đột biến lệch bội, ở người có dạng XXY. Bệnh mù màu do đột biến gen lặn m trên NST X. Một người phụ nữ bị mù màu, kết hôn với người chồng mắt bình thường. Họ sinh được một con trai XXY nhưng không bị mù màu. Điều giải thích nào sau đây là đúng ?

A. Con trai đó có kiểu gen XMXMY và bị lệch bội do mẹ.

B. Con trai đó có kiểu gen XMXmY và bị lệch bội do mẹ.

C. Con trai đó có kiểu gen XMXMY và bị lệch bội do bố.

D. Con trai đó có kiểu gen XMXmY và bị lệch bội do bố.

Câu 16: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là

A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X B. mất một cặp A-T

C. mất một cặp G-X D. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.

Câu 17: Ở một loài thực vật, biết A (hạt vàng) trội hoàn toàn so với a (hạt xanh), B (vỏ trơn) trội hoàn toàn so với b (vỏ nhăn). Cho PTC: hạt vàng - vỏ trơn x hạt xanh - vỏ nhăn, thu được F1 100% hạt vàng - vỏ trơn. Cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được 10000 hạt, trong đó có 1600 hạt xanh - vỏ nhăn. Biết quá trình giảm phân ở hai giới là như nhau. Số lượng hạt vàng - vỏ trơn dị hợp hai cặp gen ở F2

A. 5000. B. 3200. C. 6600. D. 3400.

Câu18: Hình dưới là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học có đáp án

A. mắc hội chứng Claiphentơ. B. mắc hội chứng Đao.

C. mắc hội chứng Tớcnơ. D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

Câu 19: Cơ sở tế bào học của hiện tương hoán vị gen là

A. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.

B. sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể tương đồng trong kỳ đầu của giảm phân I.

C. tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể kép trong kỳ giữa và kỳ sau của giảm phân I.

D. trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kỳ đầu của giảm phân I.

Câu 20: Để kiểm chứng lại giả thuyết của mình, Men đen đã dùng phép lai nào?

A.Tự thụ phấn B. Lai phân tích C. Giao phối gần D. Lai thuận nghịch

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

1

C

6

D

11

D

16

D

2

B

7

C

12

A

17

D

3

C

8

D

13

B

18

C

4

C

9

B

14

C

19

D

5

B

10

B

15

D

20

B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm