Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 7 bài 22: Châu Nam Cực CD

VnDoc xin giới thiệu bài Giải Địa 7 bài 22: Châu Nam Cực CD bao gồm đáp án chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Cánh diều. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu, đầy đủ các phần trong SGK Địa lý lớp 7 Cánh diều. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

1. Vị trí địa lí châu Nam Cực

Câu hỏi trang 151 SGK Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát quả Địa Cầu, hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.

Lời giải:

Ta có thể rút ra Châu Nam Cực có đặc điểm vị trí địa lí là:

- Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.

- Châu Nam Cực nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66-33’N), được bao bọc bởi Nam Đại Dương.

2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu hỏi 1 trang 152 SGK Địa lí 7: Hãy trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Lời giải:

Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực là:

- So với các châu lục khác, nơi đây được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất, vào cuối thế kỉ XIX.

- Đầu thế kỉ XX, đặt chân lên được lục địa Nam Cực mới có một số nhà thám hiểm.

- Việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện từ năm 1957. Nhiều quốc gia đã xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học tại đây

- Nhằm đảm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam Cực vào năm 1959.

- Đến năm 2020, có 53 quốc gia tham gia Hiệp ước, trong đó có 29 quốc gia tham vấn.

- Hiện không có dân cư sinh sống thường xuyên ở Châu Nam Cực, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 1000 đến 5000 nhà khoa học và khách du lịch đến đây.

3. Đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực

Câu hỏi 2 trang 152 SGK Địa lí 7: Hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực.

Lời giải:

Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực:

- Về địa hình: châu Nam Cực có độ cao trung bình lớn nhất trên Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

- Về khoáng sản: khoáng sản ở đây rất giàu có với nhiều loại như than, sắt, dầu mỏ.

- Về khí hậu: châu Nam Cực lạnh nhất, nhiều gió bậc nhất và khô nhất trên Trái Đất.

- Thực vật rất nghèo nàn. Ven lục địa, trên các đảo và vùng biển xung quanh có nhiều loài động vật chịu được lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, chim biển, cá voi,…

4. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu

Câu hỏi trang 153 SGK Địa lí 7: Hãy mô tả kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

Lời giải:

Mô tả kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu như sau:

- Dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật do nhiệt độ tăng làm băng bị tan.

- So với thời kì tiền công nghiệp, nếu nhiệt độ tăng 2℃, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mức nước biển sẽ dâng hơn 2m; nếu nhiệt độ tăng 6-9℃, hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40m.

Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 153 SGK Địa lí 7

Sự ấm lên của khí hậu có tác động như thế nào đối với thiên nhiên của châu Nam Cực?

Lời giải:

Khi khí hậu ấm lên sẽ ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên của châu Nam Cực như sau: Băng bị tan do nhiệt độ tăng, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.

Giải bài luyện tập 2 trang 153 SGK Địa lí 7: Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên?

Lời giải:

Do khí hậu rất khắc nghiệt nên Châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên:

- Khí hậu Châu Nam Cực lạnh nhất trên Trái Đất:

+ Nhiệt độ trung bình năm dao động từ - 60°C (trung tâm) đến - 10°C (ven biển).

+ - 94,7°C vào năm 2010 là nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất được ghi nhận ở châu Nam Cực.

- Nhiều gió bão nhất trên Trái Đất: gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc 60 km/giờ.

- Lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 50 - 150 mm, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. Đây là nơi khô nhất trên Trái Đất

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 153 SGK Địa lí 7: Hãy thu thập thông tin về hiện tượng băng tan và băng trôi ở châu Nam Cực.

Lời giải:

Các nhà nghiên cứu cho biết, hiện tượng tan băng ở Nam Cực có thể khiến mực nước biển tăng 'khủng khiếp nếu các quốc gia không hạn chế xu hướng ấm lên toàn cầu dưới 2 độ C (3,6 độ F), gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các vùng trũng và vùng ven biển.

Nghiên cứu cho biết, nếu giới hạn trên của mức nhiệt độ mục tiêu được đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu bị vượt quá, tảng băng ở Nam Cực tan chảy có thể khiến mực nước biển trên toàn cầu dâng trung birt 0,07 inch (0,18 cm)/năm vào năm 2060 và những năm tiếp theo.

----------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Địa lí 7 bài 22: Châu Nam Cực CD. Để tham khảo thêm lời giải những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Giải bài tập Địa lí 7 trên VnDoc nhé. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo, luyện giải Địa 7, chuẩn bị cho những bài học trên lớp được tốt hơn.

Ngoài Soạn Địa 7 Cánh diều, mời các bạn tham khảo tài liệu sách Cánh diều khác như Toán 7, Ngữ văn 7, Lịch sử 7, ... được VnDoc cập nhật liên tục giúp các em có sự chuẩn bị và làm quen với chương trình học sách mới sắp tới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mèo Ú
    Mèo Ú

    😆😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 20/08/22
    • mineru
      mineru

      🙀🙀🙀🙀🙀🙀

      Thích Phản hồi 20/08/22
      • Song Tử
        Song Tử

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 20/08/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lí 7 CD

        Xem thêm