Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 7 Cánh diều bài 22

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lí lớp 7 bài 22: Châu Nam Cực sách Cánh diều chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 7.

A. Lý thuyết Địa lí 7 bài 22

I. Vị trí địa lí châu Nam Cực

- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66°33’N) được bao bọc bởi Nam Đại Dương, diện tích khoảng 14,1 triệu km2

- Là châu lục rộng thứ tư trên thế giới.

Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực

II. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

- Được phát hiện vào cuối thế kỉ XIX

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện.

- Năm 1959, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam Cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực có mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học.

- Châu Nam Cực hiện không có cư dân sinh sống thường xuyên.

Trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực

III. Đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực

- Có độ cao trung bình lớn nhất, đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng

- Giàu tài nguyên khoáng sản

- Có khí hậu lạnh nhất, nhiều bão nhất và khô nhất trên Trái Đất

- Thực vật rất nghèo nàn: rêu, địa y.

- Động vật chịu lạnh: chim cánh cụt, hải cẩu,..

IV. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu

- Nhiệt độ tăng sẽ làm băng tan, dẫn đến:

+ Sự thay đổi địa hình

+ Gia tăng mực nước biển

+ Thay đổi độ mặn của nước biển

+ Làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật

- Nếu nền nhiệt độ tăng 2°C, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mực nước biển sẽ dâng hơn 2m, nếu nhiệt độ tăng 6-9°C hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40m.

Băng tan ở châu Nam Cực

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 bài 22

Câu 1. Khoáng sản chính ở châu Nam Cực là:

A. Dầu mỏ và khí đốt.

B. Dầu mỏ và than.

C. Than và sắt.

D. Đồng và sắt.

Đáp án: C

Giải thích:

- Các khoáng sản chính là than và sắt (SGK trang 152)

Câu 2. Hiệp ước Nam Cực ra đời nhằm mục đích gì?

A. Thiết lập thị trường kinh tế duy nhất, liên minh toàn diện nhất thế giới.

B. Thành lập một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

C. Nghiêm cấm các hoạt động quân sự, thăm dò và khai thác khoáng sản.

D. Phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác giữa các nước thành viên.

Đáp án: C

Giải thích:

- Năm 1959, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học. Hiệp ước này nghiêm cấm các hoạt động quân sự, thăm dò và khai thác khoáng sản cũng như xả thải phóng xạ. (SGK trang 151)

Câu 3. Mục đích các nhà khoa học khi đến châu Nam Cực?

A. Nghiên cứu, tìm kiếm nguồn tài nguyên.

B. Nghiên cứu khí hậu, sinh vật, động đất và bức xạ Mặt Trời.

C. Nghiên cứu biến đổi khí hậu.

D. Nghiên cứu tiến hành các hoạt động quân sự.

Đáp án: B

Giải thích:

- Các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia và đang nghiên cứu về nghiên cứu khí hậu, sinh vật, động đất và bức xạ Mặt Trời (SGK trang 152)

Câu 4. Địa hình châu Nam Cực có đặc điểm gì?

A. Gồm các núi và cao nguyên đồ sộ.

B. Gồm các đồng bằng, sơn nguyên rộng lớn.

C. Gồm khối cao nguyên khổng lồ.

D. Gồm các cao nguyên băng khổng lồ, lãnh thổ bị băng bao phủ.

Đáp án: D

Giải thích:

- Lãnh thổ bị băng bao phủ, tại thành các cao nguyên băng khổng lồ (SGK trang 152)

Câu 5. Đâu là đặc điểm của khí hậu châu Nam Cực?

A. Khí hậu nóng, khô hạn.

B. Khí hậu phân hóa đa dạng.

C. Khí hậu lạnh nhất, nhiều gió bão và khô.

Đáp án: C

Giải thích:

- Châu Nam cực có khí hậu lạnh nhất, nhiều gió bão nhất và khô nhất trên thế giới (SGK trang 152)

Câu 6. Diện tích của châu Nam Cực là:

A. 10 triệu km2.

B. 12 triệu km2.

C. 14,1 triệu km2.

D. 15 triệu km2.

Đáp án: C

Giải thích:

- Diện tích khoảng 14,1 triệu km2, là châu lục rộng thứ tư trên thế giới (SGK trang 151)

Câu 7. Nhiệt độ ghi nhận thấp nhất ở châu Nam Cực là bao nhiêu?

A. - 93℃.

B. - 94,7℃.

C. - 60℃.

D. - 97℃.

Đáp án: B

Giải thích:

- Nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất được ghi nhận ở châu Nam Cực là - 97℃ (SGK trang 152).

Câu 8. Động vật nào sau đây không có ở châu Nam Cực?

A. Chim cánh cụt.

B. Hải cẩu.

C. Cá voi xanh.

D. Voi.

Đáp án: D

Giải thích:

- Voi chỉ thường sống ở đới nóng.

Câu 9. Các loài địa y và rêu thường xuất hiện ở đâu?

A. Dọc dãy xuyên Nam Cực.

B. Vùng ven biển.

C. Sâu trong lục địa.

D. Trong các ốc đảo.

Đáp án: D

Giải thích:

- Các loài địa y và rêu chỉ xuất hiện tại các ốc đảo vào mùa hạ (SGK trang 152).

Câu 10. Lượng mưa trung bình ở châu Nam Cực là:

A. 100mm - 150mm.

B. 50mm - 150mm.

C. 200mm - 250mm.

D. 200mm - 300mm.

Đáp án: B

Giải thích:

- Châu Nam Cực có lượng mưa trung bình chỉ khoảng 50mm-150mm (SGK trang 152).

Câu 11. Tại sao ở châu Nam Cực có nhiều gió bão nhất thế giới?

A. Nằm trong vùng khí áp cao.

B. Nằm trong vùng xích đạo.

C. Nằm trong vùng chí tuyến.

D. Nằm trong vùng khí áp thấp.

Đáp án: A

Giải thích:

Châu Nam Cực có nhiều gió bão do nằm trong vùng khí áp cao (SGK trang 152)

Câu 12. Tại sao thực vật ở châu Nam Cực lại rất nghèo nàn?

A. Lượng mưa thấp.

B. Khí hậu nóng và khô hạn.

C. Khí hậu lạnh và khô hạn.

D. Nhiệt độ thấp, thường xuyên dưới âm ℃.

Đáp án: C

Giải thích:

- Thực vật ở châu lục này rất nghèo nàn do khí hậu lạnh giá và khô hạn (SGK trang 152)

Câu 13. Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên?

A. Khí hậu lạnh và khô hạn.

B. Khí hậu khô nóng.

C. Địa hình hiểm trở.

D. Ảnh hưởng của thiên tai.

Đáp án: A

Giải thích:

- Do khí hậu lạnh, nhiều gió bão và khô hạn nên đây là châu lục hiện chưa có cư dân sinh sống.

Câu 14. Sự ấm lên của khí hậu có tác động như thế nào đối với thiên nhiên của châu Nam Cực?

A. Động thực vật phong phú, gia tăng mực nước biển.

B. Địa hình thay đổi, gia tăng mực nước biển.

C. Suy giảm đa dạng sinh học.

D. Gia tăng mực nước biển.

Đáp án: B

Giải thích:

- Thiên nhiên châu Nam Cực rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ tăng sẽ làm băng bị tan, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật (SGK trang 153)

Câu 15. Ranh giới tự nhiên nào chia cắt châu Nam cực thành hai miền đông và tây Nam Cực?

A. Dãy Uran.

B. Kênh đào Pa-na-ma.

C. Dãy Hi-ma-lay-a.

D. Dãy núi Xuyên Nam Cực.

Đáp án: D

Giải thích:

- Dãy núi xuyên Nam cực chia châu lục thành miền đông Nam Cực và miền tây Nam Cực (SGK trang 152)

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 7 Cánh diều chủ đề 1

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 22: Châu Nam Cực sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Địa lý lớp 7 Kết nối tri thức Địa lý lớp 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chuột nhắt
    Chuột nhắt

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 20:03 05/04
    • Lê Jelar
      Lê Jelar

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 20:03 05/04
      • Chanaries
        Chanaries

        😆😆😆😆😆😆

        Thích Phản hồi 20:04 05/04
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lí 7 CD

        Xem thêm