Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 7 Cánh diều bài 15

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lí lớp 7 bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ sách Cánh diều chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 7.

A. Lý thuyết Địa lí 7 bài 15

I. Nhập cư và chủng tộc

1. Nhập cư

-Trước khi C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ, chủ nhân Bắc Mỹ là người E-xki-mô và người Anh- điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít.

- Đầu thế kỉ XVII, người da trắng gốc châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít nhập cư vào Bắc Mỹ ngày càng tăng, người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi bị đưa sang Bắc Mỹ làm nô lệ.

- Các dòng nhập cư tự nguyện từ châu Á, châu Âu, khu vực Trung và Nam mỹ vào Bắc Mỹ tiếp tục diễn ra cho đến nay

Mĩ là đất nước của người nhập cư (minh họa)

2. Chủng tộc

- Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng, các chủng tộc ở Bắc Mỹ đã hòa huyết, tạo nên các thành phần người lai.

- Dòng nhập cư đem lại sự đa dạng phong phú về văn hóa ở Bắc Mỹ, tuy nhiên cũng dẫn đến tình trạng thất nghiệp, nhập cư và hệ quả đa dạng về chủng tộc là nguồn cội của sự bất đồng văn hóa, nạn phân biệt chủng tộc.

II. Đô thị hóa

- Bắc Mỹ là khu vực có mức độ đô thị hóa cao nhất trên thế giới. Năm 2019, khoảng 82% dân số Bắc Mỹ sống ở các đô thị.

Hình 15. Bản đồ một số đô thị ở Bắc Mỹ năm 2019

- Các thành phố nằm ở vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương, nối tiếp tạo thành hai dải siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn và từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an.

- Các thành phố mới ở duyên hải Thái Bình Dương và phía nam Hoa Kỳ đang mở rộng. Vùng nội địa của Bắc Mỹ mạng lưới đô thị thưa thớt hơn

- Một số đô thị ở Bắc Mỹ đặc biệt ở Hoa Kỳ quá trình đô thị hóa nhanh, làm tăng chi phí hạ tầng cơ sở vật chất-kĩ thuật, gia tăng sử dụng năng lượng và tài nguyên, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường.

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 bài 15

Câu 1. Đô thị nào sau đây có số dân trên 10 triệu người?

A. New York.

B. Oa -sinh-tơn.

C. Đa-lat.

D. Si-ca-gô.

Đáp án: A

Giải thích: New York là thành phố có số dân đông nhất Bắc Mỹ. Năm 2020, có trên 10 triệu dân (SGK trang 132)

Câu 2. Hiện nay, các thành phố mới ở Bắc Mỹ có xu hướng di chuyển về đâu?

A. Phía Bắc và vùng Hồ Lớn.

B. Duyên hải Đại Tây Dương và phía nam Hoa Kỳ.

C. Vùng nội địa và vùng Hồ Lớn.

D. Duyên hải Thái Bình Dương và phía nam Hoa Kỳ.

Đáp án: D

Giải thích: Các thành phố mới ở duyên hải Thái Bình Dương và phía nam Hoa Kỳ đang mở rộng. (SGK trang 132)

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải của đô thị hóa Bắc Mỹ?

A. Mức độ đô thị hóa cao nhất thế giới.

B. Năm 2019,số dân sống trong các đô thị chiếm 75% dân số Bắc Mỹ.

C. Tập trung ở các thành phố nằm ở vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương.

D. Vùng nội địa Bắc Mỹ, đô thị hóa thưa thớt.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 2019, khoảng 82% dân số Bắc Mỹ sống trong các đô thị (SGK trang 131)

Câu 4. Cội nguồn của sự bất đồng văn hóa và nạn phân biệt chủng tộc do đâu?

A. Nhập cư và hệ quả đa dạng về chủng tộc.

B. Quá trình đô thị hóa cao nhất thế giới.

C. Dòng nhập cư từ chủng tộc Nê-grô-ô-it.

D. Chênh lệch giàu nghèo và ngôn ngữ.

Đáp án: A

Giải thích: Nhập cư và hệ quả đa dạng về chủng tộc cũng là nguồn cội của sự bất đồng văn hóa và nạn phân biệt chủng tộc (SGK trang 131)

Câu 5. Tại sao ở phía bắc của Bắc Mỹ mạng lưới đô thị thưa thớt?

A. Địa hình cao.

B. Thường xuyên xảy ra thiên tai.

C. Khí hậu lạnh giá.

D. Khí hậu khô nóng.

Đáp án: C

Giải thích: Phía bắc của Ca-na-a (Bắc Mỹ) dân cư phân bố thưa thớt do nằm gần vòng cực Bắc, khí hậu lạnh, dân cư phân bố thưa thớt (SGK trang 132)

Câu 6. Chủ nhân của người Bắc Mỹ là người nào?

A. Người E-xki-mô và người Anh-điêng.

B. Người In-ca và Mai-a.

C. Người A-xơ-tếch và người Anh-điêng.

D. Người Mai-a và người E-xki-mô.

Đáp án: A

Giải thích: Chủ nhân của Bắc Mỹ là người E-xki-mô và người Anh-điêng. (SGK trang 131)

Câu 7. Người da trắng nhập cư vào Bắc Mỹ trong khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ XVI.

B. Thế kỉ XVII.

C. Thế kỉ XVIII.

D. Thế kỉ XIX.

Đáp án: C

Giải thích: Từ thế kỉ XVII, người da trắng nguồn gốc châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan) thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it nhập cư vào Bắc Mỹ ngày càng tăng. (SGK trang 131).

Câu 8. Năm 2019, số người dân sống trong các đô thị ở Bắc Mỹ chiếm bao nhiêu % dân số Bắc Mỹ?

A. 70%.

B. 75%.

C. 80%.

D. 82%.

Đáp án: D

Giải thích: Năm 2019, khoảng 82% dân số Bắc Mỹ sống trong các đô thị (SGK trang 131)

Câu 9. Các đô thị Bắc Mỹ phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Phía bắc Bắc Mỹ.

B. Phía tây dọc hệ thống Cooc-đi-e.

C. Vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương.

D. Ven Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Đáp án: C

Giải thích: Phần lớn các đô thị nằm ở vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương (SGK trang 132)

Câu 10. Mạng lưới đô thị Bắc Mỹ phân bố thưa thớt ở đâu?

A. Vùng núi cao.

B. Vùng phía Bắc.

C. Vùng đồng bằng trung tâm.

D. Vùng nội địa.

Đáp án: D

Giải thích: Ở vùng nội địa Bắc Mỹ, mạng lưới đô thị thưa thớt hơn (SGK trang 132)

Câu 11. Các dòng nhập cư có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế - xã hội Bắc Mỹ?

A. Thành phần chủng tộc đa dạng.

B. Ngôn ngữ phong phú.

C. Đa dạng văn hóa.

D. Giảm tình trạng thiếu lao động, đa dạng về văn hóa.

Đáp án: D

Giải thích: Các dòng nhập cư giúp giảm tình trạng thiếu lao động đem lại sự đa dạng phong phú về văn hóa ở Bắc Mỹ. (SGK trang 131)

Câu 12. Những dòng nhập cư vào Bắc Mỹ để lại khó khăn gì?

A. Gia tăng dân số.

B. Thành phần chủng tộc đa dạng.

C. Nạn đói.

D. Thất nghiệp, gia tăng chi phí dịch vụ, nạn phân biệt chủng tộc.

Đáp án: D

Giải thích: Nhập cư cũng dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và gia tăng chi phí cho các dịch vụ giáo dục, y tế và điều kiện sống. Nhập cư và hệ quả đa dạng về chủng tộc cũng là cội nguồn của sự bất đồng văn hóa và nạn phân biệt chủng tộc (SGK trang 131)

Câu 13. Vì sao Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng?

A. Lịch sử nhập cư lâu dài.

B. Đa dạng về tôn giáo, chủng tộc.

C. Hòa huyết giữa các chủng tộc.

D. Tình trạng buôn bán nô lệ diễn ra trong thời gian dài.

Đáp án: A

Giải thích: Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng do có lịch sử nhập cư lâu dài. Các chủng tộc ở Bắc Mỹ đã hòa huyết, tạo nên các thành phần người lai (SGK trang 131)

Câu 14. Tại sao các đô thị lại có xu hướng di chuyển xuống duyên hải Thái Bình Dương và phía nam Hoa Kỳ?

A. Dân số đông.

B. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. Sự phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.

D. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: C

Giải thích: Các thành phố mới ở duyên hải Thái Bình Dương và phía Nam Hoa Kỳ đang phát triển nhanh do sự phát triển của các ngành công nghiệp kĩ thuật cao (SGK trang 132)

Câu 15. Đô thị hóa tăng nhanh để lại hậu quả như thế nào cho kinh tế-xã hội các quốc gia ở Bắc Mỹ?

A. Phân biệt giàu nghèo.

B. Chi phí lớn cho phúc lợi xã hội cho người già.

C. Gia tăng cơ giới ngày càng tăng.

D. Tăng chi phí cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, ô nhiễm môi trường.

Đáp án: D

Giải thích: Một số đô thị ở Bắc Mỹ, đặc biệt ở Hoa Kỳ có quá trình đô thị hóa nhanh: làm tăng chi phí cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất-kĩ thuật cho các khu vực ngoại ô, gia tăng sử dụng nặng lượng và tài nguyên, gây tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường (SGK trang 132)

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 7 Cánh diều bài 16

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Địa lý lớp 7 Kết nối tri thức Địa lý lớp 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 19:11 05/04
    • Kẻ cướp trái tim tôi
      Kẻ cướp trái tim tôi

      😄😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 19:11 05/04
      • mineru
        mineru

        🙂🙂🙂🙂🙂🙂🙂

        Thích Phản hồi 19:11 05/04
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lí 7 CD

        Xem thêm