Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Điểm giống và khác biệt trong Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018 so với năm 2017

Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ

VnDoc.com xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu: Điểm giống và khác biệt trong Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018 so với năm 2017, tài liệu sẽ giúp các em nắm chắc tổ chức tổ chức Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ và sự khác biệt so với các năm trước đây. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.

Tổ chức Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018

Kì thi THPT quốc gia

Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, từ năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã đổi mới phương thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Sau 3 năm thực hiện đổi mới, đến nay phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) đã đạt được những mục tiêu cơ bản, được xã hội đồng tình đánh giá cao. Do vậy, phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng Kì thi và công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, Bộ GDĐT thông báo một số chủ trương sẽ thực hiện theo lộ trình như sau:

1. Tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

2. Về các bài thi, môn thi:

- Trong các năm 2018, 2019 và 2020 việc tổ chức các bài thi, môn thi được giữ ổn định như năm 2017;

- Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.

3. Rà soát, qui hoạch lại hệ thống các trường sư phạm; đổi mới phương thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với nhóm ngành/ngành đào tạo giáo viên dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương và điều kiện đảm bảo chất lượng của từng trường; đồng thời triển khai các giải pháp đồng bộ khác để nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp bậc học.

4. Rà soát lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội.

Bộ GDĐT yêu cầu các sở GDĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) và Cục Đào tạo (Bộ Công an) thông báo nội dung Công văn này đến các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý để tổ chức dạy học, chuẩn bị thi THPT quốc gia đạt kết quả tốt; các đại học, học viện, trường đại học, các trường cao đẳng đào tạo giáo viên quán triệt nội dung Công văn này để thực hiện tốt công tác phối hợp tổ chức Kì thi THPT quốc gia và công tác tuyển sinh, đồng thời chủ động chuẩn bị phương án tuyển sinh phù hợp với lộ trình thực hiện Kì thi THPT quốc gia nêu trên./.

Điểm khác biệt trong Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018 so với năm 2017

1. Điểm sàn do các trường tự quyết định

Thay vì điểm sàn trung bình chung do Bộ GD&ĐT đưa ra để các trường xét tuyển đầu vào đại học như những kỳ thi THPT Quốc gia2017 và trước đó, trong năm 2018 quyền này sẽ được trao trong tay các trường đại học. Theo đó, các trường sẽ tự đưa ra những tiêu chí và mục tiêu chọn học sinh riêng của mình.

Đây sẽ vừa là cơ hội nhưng cũng tạo nên những thách thức không hề nhỏ cho các Teen 2000 trở về sau. Bởi giờ đây không có mức điểm sàn chung, khả năng chênh lệch điểm giữa các trường và các ngành rất lớn. Đặc biệt, một số trường có thể đưa ra mức điểm sàn thấp hơn điểm sàn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy đinh hàng năm. Nhưng một số Trường Top có thể đưa ra mức điểm sàn cao hơn so với điểm sàn Trung bình chung của bộ nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đầu vào như đại học Y, Dược...

Vì vậy, để đỗ được trường tốt như đã đăng ký, các em sẽ phải dựa vào thực lực và trình độ của mình để có một điểm số cao. Ngoài ra, để chọn được trường và ngành phù hợp với trình độ của các em cũng trở nên khó khăn hơn.

2. Khối lượng kiến thức khủng

Trong kỳ thi Thpt Quốc gia 2018, vùng khối lượng kiến thức thi cũng được thay đổi và các em dễ bị đánh trượt bởi sự thay đổi này.

Sẽ không còn gia hạn khối lượng kiến thức thi THPT Quốc gia được gói gọn chỉ trong chương trình học sách giáo khoa lớp 12 như Teen 99 nữa mà năm 2018 nội dung thi còn mở rộng thêm cả chương trình lớp 11. Điều này là một áp lực lớn cho các em năm 2000, các em sẽ phải vừa hoàn thành chương trình học 12 trên lớp vừa phải dành thời gian để ôn lại kiến thức lớp 11. Do đó, nếu không biết cách sắp xếp khoa học, có thể thời gian cho ôn luyện đề sẽ bị bó buộc lại.

3. Muốn đỗ thì phải thay đổi cách học

Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đã thay đổi, buộc các em cũng phải tự mình thay đổi và có một chiến lược học tập mới, thời gian không còn nhiều nữa nên kể từ hè này nên:

- Ôn lại chương trình lớp 11 và học trước chương trình lớp 12

- Giữa học kỳ I đến giữa học kỳ II lớp 12 học thêm chương trình nâng cao

- Và thời gian còn lại dành để ôn luyện đề, kiểm tra kiến thức xem bạn còn yếu chỗ nào để bổ sung thêm, và nên chọn các loại đề từ các kỳ thi THPT Quốc gia trước đó vì nó bám sát với Bộ GD&ĐT.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Quy chế tuyển sinh

    Xem thêm