Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dòng sông nói với con đường: “Tôi luôn luôn chảy còn anh thì cứ đứng yên hoài”. Hãy kể lại câu chuyện trên

Văn mẫu lớp 7: Dòng sông nói với con đường: “Tôi luôn luôn chảy còn anh thì cứ đứng yên hoài”. Hãy kể lại câu chuyện trên gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý “Tôi luôn luôn chảy còn anh thì cứ đứng yên hoài”. Hãy kể lại câu chuyện trên

Mở bài:

Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh

+ Tôi là một dòng sông thấy mình có ích và kiêu hãnh về điều đó.

Thân bài

Dòng sông kể về sự kiêu hãnh và tự phụ của mình đã gây ra hậu quả như thế nào.

+ Đang chán ngán vì buồn thì có người tâm sự, đó là con đường. Thế nhưng ý nghĩ mình phải chiều chuộng, phải dừng lại với đường để trò chuyện làm sông tự ái. Sông từ chối tàn nhẫn.

+ Đường ngơ ngác rất tội nghiệp, không hiểu tại sao thái độ thân thiện của mình lại được đáp ứng như thế.

+ Sông vẫn đi không thèm nghĩ đến đường. Sông gặp sóng nhưng sóng thờ ơ không thèm làm bạn với sông. Thậm chí sóng cưỡi lên mặt sông mà vượt về phía trước.

+ Sông thấy mình cô đơn và bị khinh rẻ, ân hận nhớ lại thái độ của mình với đường lúc nãy.

+ Sông làm bạn lại với đường. Đường hân hoan chào đón tình bạn mà sông dành cho mình.

Kết bài:

Sông rút ra bài học - cần phải kết bạn với mọi người - không nên kiêu căng.

“Tôi luôn luôn chảy còn anh thì cứ đứng yên hoài”. Hãy kể lại câu chuyện trên mẫu 1

Buổi sớm nắng lên, dòng sông khẽ khoe tấm thân mượt mà uyển chuyển của mình trước ánh tinh khôi của bình minh. Cả dòng sông như được dát vàng, nước lăn tăn gợn, óng ánh đến chói cả mắt. Con đường đê cạnh sông vẫn nằm lì ở đó, ngủ cũng như thức, chơi hay không chơi, buồn hay vui vẫn chỉ một trạng thái đó. Dòng sông vốn hay chuyển mình, ưa đi lại nên chê bai con đường rằng: “Tôi luôn luôn chảy còn anh thì cứ đứng yên hoài”.

Vậy là cuộc đối thoại giữa dòng sông và con đường bắt đầu. Sông nói rằng: “Này anh bạn, sao anh ì ạch lười vậy, lúc nào anh cũng đứng yên như thế, tại sao anh không di chuyển như tôi nè. Anh đứng yên hoài thành anh chẳng mất chút sức lực nào, điều đó khiến cho anh xấu xí đi đó anh biết không?”. Con đường nhìn dòng sông mặt không chút cảm xúc, nhìn con đường chẳng biết là nó đang vui hay đang buồn nữa “Người của chị mềm mại, chị là nước thì chị phải trôi chảy còn tôi là đất thì tôi phải đứng yên để kiên cố cho con người đi lại chứ. Nếu như tôi di chuyển được như chị thì trái đất này cũng thành sông thành biển hết à?”. Dòng sông không chịu thua: “Anh nói thế mà nghe được à, dẫu biết tôi họ nhà nước, anh họ nhà đất, đất lì hơn nước là điều dễ hiểu.

Thế nhưng anh phải chấp nhận rằng vì sự lười nhác của các anh nên các anh lì lợm như thế chứ không phải các anh không di chuyển được. Còn việc giúp cho con người đi lại, anh không thấy người ta vẫn thường đi lại trên tôi mà bắt cá mà khai thác tài nguyên thậm chí là ở trên tôi luôn à. Tôi có ích đâu có kém gì anh, con người ở trên đất nhưng cũng ở cả trên nước cơ mà”. Đất hiền lành nói rằng: “Tôi đâu có nói là con người không sống được ở chỗ chị. Nhưng họ phải dùng đến thuyền bè mới có thể ở trên chị còn tôi họ có thể đi bộ vẫn được, tôi rắn chắc hơn chị nên tôi đứng yên, chị mềm mại uyển chuyển nên chị trôi chảy. Đất đứng yên để nước di chuyển từ thuở bình sinh đến nay vẫn vậy. Hà cớ gì chị chê bai tôi. Hơn nữa nếu không có tôi đứng yên thì con sóng của chị vỗ đập vào đâu?. Thiết nghĩ đất và nước, tôi và chị đều là hai thành tố để cấu thành nên trái đất này, ai cũng có đặc điểm riêng chứ”.

Nghe con đường nói vậy, dòng sông vẫn cãi cố rằng “Tôi chẳng cần sóng vỗ vào đâu cả, không có bờ chúng tôi vẫn cứ trôi chảy như thế”. Rõ ràng dòng sông không thể phủ nhận được những lời nói của con đường rất có lý. Dòng sông cứ thế trôi đi không nói thêm lời nào với con đường nữa.

Dòng sông nói với con đường: “Tôi luôn luôn chảy còn anh thì cứ đứng yên hoài”. Hãy kể lại câu chuyện trên mẫu 2

Tôi là một dòng sông, tuy tôi không lớn lắm nhưng cũng có nhiều ghe tàu qua lại. Tôi cảm thấy mình thật có ích và đôi khi lấy làm kiêu hãnh.

Một hôm vắng vẻ hơn mọi hôm, giữa cái nắng cháy da của một ngày oi bức, như thường lệ, tôi vẫn êm ả chảy xuôi ra sông lớn. Không một bóng ghe thuyền đi lại trên dòng, không một đám lục bình trôi lạc trên sông, nhìn cảnh đó mà tôi chán ngán. Bỗng nhiên tôi cảm thấy buồn và muốn tìm một người bạn đường. Chợt có tiếng hỏi: “ Bạn đi đâu giữa trưa nắng thế, sông?”. Tôi lấy làm ngạc nhiên: “Ai hỏi thế?”.

“Tôi đây, tôi là con đường đây mà. Bạn có thể ghé lại, dưới bóng dừa bên sông, nói chuyện với tôi được không?”.

Đang buồn, có bạn để nói chuyện thì thật là vui, lại còn bóng dừa mát rượi kia nữa, ắt hẳn mát lắm, nhưng nếu vậy thì ta sẽ phải lệ thuộc vào nó ư? Tại sao nó không chạy dọc theo để nói chuyện với ta mà bắt ta dừng lại. Không! Không bao giờ! - Tôi nghĩ thế và liền cất tiếng: “Tao không rảnh để nói chuyện với mày đâu. Mày chỉ đứng yên có một chỗ trong khi tao chảy không ngừng, làm sao mày có thể xứng đáng là bạn của tao được”.

Nói rồi, tôi tiếp tục đi trong khi con đường còn đang ngơ ngác và kinh ngạc trước thái độ của tôi. Biết thế, tôi lại chảy uốn lượn trước mặt, không thèm ngoái cổ lại, tỏ vẻ khinh rẻ nó...

Chiều nay, nước sông sao đầy quá! Văng vẳng bên sông những tiếng bìm bịp, kêu báo con nước lớn. Nhiều con sóng lạ trong những bộ quần áo đẹp vượt qua mặt tôi, dường như họ ở đâu mới đến. Tôi muốn làm quen để khỏi bị lẻ loi nhưng họ cứ chạy đến và vượt qua mặt tôi. Không ai để ý đến, tôi cảm thấy cô đơn và bị khinh rẻ. Lúc này tôi mới hiểu ra một điều, mình khinh rẻ người này vì họ thua mình ở một điểm gì đó thì cũng có kẻ khác khinh rẻ mình vì mình chưa chắc đã hơn ai. Tôi chợt nghĩ giá như lúc này tôi ở lại bên gốc dừa, đừng khinh rẻ con đường thì giờ đây tôi không bị ai khinh và còn có bạn nữa. Nghĩ thế, tôi vội chạy nhanh đến bên mõm sông nơi cây dừa đứng và cất tiếng gọi con đường: “Bạn đường ơi! Bạn có đây không?”

Đường ra đón tôi. Quả thật chính vì đường cứ đứng yên mãi mà tôi còn có bạn vào phút cuối cùng để tránh nỗi lẻ loi. Nếu đường cũng đi như tôi thì không biết tôi sẽ ra sao nữa?

Nhìn thái độ ân cần, niềm nở của đường mà tôi hổ thẹn, hổ thẹn cho chính tôi vì sao quá nông nổi, chỉ xét người theo hình thức bên ngoài. Sau đó, chúng tôi kết bạn với nhau và kể từ đó, tôi không còn thái độ khinh ai nữa.

Trong đời sống chúng ta, kết bạn thì dễ nhưng có được một tình bạn đẹp, chân thành thì quả là rất khó. Chính vì thế chúng ta không nên đối xử tệ bạc với ai cả, có như thế chúng ta sẽ không phải hối hận mà luôn có thêm những người bạn tốt.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Dòng sông nói với con đường: “Tôi luôn luôn chảy còn anh thì cứ đứng yên hoài”. Hãy kể lại câu chuyện trên cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm