Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Động viên quốc phòng là gì?

Động viên quốc phòng là gì? Nhiệm vụ của động viên quốc phòng gồm những gì? Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc này, VnDoc.com mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Động viên quốc phòng là gì?

Động viên quốc phòng là tổng thể những hoạt động và biện pháp nhằm huy động mọi nguồn lực của đất nước hoặc của một số địa phương để phục vụ cho quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. Định nghĩa động viên quốc phòng là gì này được nêu tại khoản 1 Điều 11 Luật Quốc phòng năm 2018.

Theo đó, quốc phòng là khái niệm chỉ công cuộc giữ nước bằng sức mạnh của toàn dân tộc trong đó có đặc trưng là sức mạnh của quân sự, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cùng với sự góp sức, góp của của các thành phần khác trong xã hội (định nghĩa này căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018).

Như vậy, có thể hiểu, quốc phòng là công cuộc bảo vệ tổ quốc gồm lãnh thổ, chủ quyền, quyền tài phán và các quyền khác của quốc gia với đất đai, vùng trời, vùng biển, thềm lục địa…

Và động viên quốc phòng hiểu một cách đơn giản là các biện pháp được sử dụng để huy động, kêu gọi mọi nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần… của đất nước hoặc địa phương nhằm bảo vệ tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ…

2. Nhiệm vụ của động viên quốc phòng được quy định thế nào?

Song song với định nghĩa động viên quốc phòng là gì, khoản 2 Điều 11 Luật Quốc phòng năm 2018 đã nêu rõ các nhiệm vụ động viên quốc phòng gồm:

- Động viên mọi nguồn lực của nền kinh tế quốc dân đảm bảo cho quốc phòng. Trong đó, có thể kể đến một số nguồn lực về nhân lực, tài chính, tinh thần… chhuẩn bị trong thời bình để sẵn sàng huy động nếu có chiến tranh.

- Động viên bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh.

- Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên cũng như mở rộng lực lượng dân quân tự vệ. Trong đó:

Lực lượng dự bị động viên gồm quân nhân dự bị và các phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp nhằm sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội (định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019).

Lực lượng dân quân tự vệ là lực lượng vừa thực hiện sản xuất, công tác vừa làm lực lượng vũ trang quần chúng, được gọi là dân quân tại địa phương hoặc là tự vệ nếu hoạt động tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế… theo định nghĩa nêu tại khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ năm 2019.

- Động viên công nghiệp: Theo hướng dẫn tại Điều 1 Pháp lệnh 09/2003/PL-UBTVQH11 về động viên công nghiệp, đây được coi là việc huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp để snả xuất, sửa chữa trang bị cho quân đội.

Đối tượng được huy động là doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang. Việc động viên công nghiệp phải được chuẩn bị từ thời bình và thực hiện trong trường hợp động viên cục bộ, tổng động viên hoặc khi xảy ra chiến tranh.

- Chuyển hoạt động, tổ chức của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương từ thời bình sang thời chiến.

- Động viên quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.

3. Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng

Bàn về động viên quốc phòng, không thể không nói đến quyền, nghĩa vụ của công dân về quốc phòng. Về vấn đề này, Điều 5 Luật Quốc phòng có đưa ra quyền, nghĩa vụ của công dân về quốc phòng như sau:

Nghĩa vụ

Nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của mọi công dân là bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra, công dân còn phải thực hiện nghĩa vụ:

Trung thành với Tổ quốc

Thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu công dân nào trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt hành chính đến 75 triệu đồng (theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù đến 05 năm tù theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Nếu trốn tham gia dân quân tự vệ, công dân có thể bị phạt từ 500.000 đồng - 1,5 triệu đồng và bị buộc phải tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ (theo Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP).

Chấp hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Quyền lợi

Song song với nghĩa vụ, khi thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, công dân còn được hưởng một số quyền lợi sau đây:

- Được phổ biến, tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; được giáo dục quốc phòng và an ninh và được trang bị kỹ năng, kiến thức về phòng thủ dân sự.

- Bản thân và gia đình người phục vụ trong lực lượng vũ trang hoặc huy động làm nhiệm vụ quốc phòng được hưởng chế độ, chính sách.

- Bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Động viên quốc phòng là gì?. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu hữu ích nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hỏi - Đáp thắc mắc

    Xem thêm