Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hãy giải thích về câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa”

Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích về câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 7 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 7 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

1. Giải thích về câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” mẫu 1

Thật dễ có thể nhận thấy được rằng chính trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam phong phú đồ sộ và được chia thành nhiều chùm nhỏ, mỗi chùm về một đề tài khác nhau. Và không thể không kể đến được rằng, chính trong số đó là chùm ca dao tục ngữ về đúc kết kinh nghiệm về vấn đề dự báo thời tiết mà câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” được đánh giá chính là một trong số những nổi bật trong số đó bởi nó mang đến cho chúng ta một mẹo hữu ích để dự báo thời tiết để có thể có những kế hoạch cho mùa màng, tránh được những rủi ro không đáng có.

Từ xưa cho đến nay thì các câu tục ngữ là một thể loại văn học dân gian gồm những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian. Những câu nói như thật ngắn gọn, đúc kết về mọi mặt như tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội. Những câu nói đó dường như cũng đã được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Đặc điểm dễ nhận biết của các câu tục ngữ này đó chính là sự ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu đặc biệt là có hình ảnh độc đáo và rất gần gũi trong cuộc sống lao động của người dân. Tác giả dân gian đã như thật khéo léo để vào đó những câu tục ngữ mang tính thiết thực ngay đối với đời sống nông nghiệp của nhân dân ta. Đặc biệt khi đất nước ta sản xuất nông vụ là chủ yếu.

Câu tục ngữ đặc sắc “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” thì theo lý giải khoa học, ếch nhái là loài lưỡng cư, một loại thuộc họ ếch nhái là cóc có bộ da rất nhạy cảm với độ ẩm không khí. Ta quan sát cũng thấy được những lúc trời nắng ấm chúng thường nấp nơi mát mẻ để tránh nắng, và cả khi trời sắp mưa độ ẩm tăng lên, chúng nhảy ra ngoài kèm theo những tiếng kêu gọi bầy, bắt mồi và bắt đầu thời kì sinh sản.Có lẽ chính vì thế mà người xưa quan sát thấy được khi nghe tiếng cóc nghiến răng tức là trời sắp mưa. Câu tục ngữ thật ngắn gọn và cũng thật là súc tích “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” hoàn toàn đúng theo tri thức khoa học hiện đại hiện nay.

Trước đây, đất nước Việt Nam là một quốc gia thuần nông với phong cảnh chủ yếu là làng quê với rặng tre xanh cao cao. Nơi đây thì có cả những cánh đồng lúa rợp cánh cò bay. Thế rồi ta như thấy được người dân đa số sống bằng nghề trồng lúa nước hay trồng trọt rau củ, và cả việc chăn nuôi gia súc gia cầm. Ta dường như cũng thật là dễ dàng nhận thấy rằng trồng trọt hay chăn nuôi đều là những nghề mà chịu sự chi phối rất lớn của thời tiết. Có lẽ ta như thấy được rằng không một người nông dân nào gieo mạ trong khi trời mưa bão hay cấy lúa khi trời hạn hán kéo dài, …Đặc biệt ta như thấy được nhất là khi cuộc sống chưa hiện đại như bây giờ, không có Internet, truyền hình hay sách báo khoa học nào song thực tế cuộc sống và lao động vẫn đặt ra những yêu cầu nhất định và cấp thiết và lúc đó thì theo bạn cha ông chúng ta đã làm như thế nào?

Câu trả lời rất đơn giản mà ta không ngờ đến chính là ông cha chúng ta đã quan sát các hiện tượng tự nhiên quanh mình. Ông cha ta đã quan sát cũng như đã phát hiện ra quy luật và ghi lại thành những câu tục ngữ ngắn gọn song hữu ích, mà câu tục ngữ hay “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” là một ví dụ. Tất nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận được người xưa không ai biết đến tri thức khoa học hiện đại. Thực sự ta như thấy được ở họ không giải thích được vì sao lại có hiện tượng này song em nghĩ rằng điều ấy cũng chẳng cần thiết với những người nông dân. Nhất là khi nhu cầu của họ chỉ đơn giản dừng lại ở có thể biết trước được thời tiết để kịp thời điều chỉnh kế hoạch canh tác mà thôi.

Câu tục ngữ ngắn gọn, cô đọng và hình ảnh rất gần gũi “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” được đánh giá chính là một đúc kết kinh nghiệm hữu ích của cha ông ta thời xưa để xem trước thời thiết. Đây cũng chính là một kinh nghiệm hay quý báu mà cho đến nay khoa học cũng đã giải thích được nó hoàn toàn đúng đắn.

2. Giải thích về câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” mẫu 2

Việc lý giải, những kinh nghiệm về hiện tượng tự nhiên là một trong những chủ đề, đề tài quen thuộc của ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tất cả được hình thành từ việc quan sát những diễn biến, sự kiện lặp đi lặp lại trong tự nhiên để đúc kết thành bài học, để dự báo về hiện tượng tự nhiên mà đặc biệt là thời tiết. “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” chính là một trong số đó.

Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe câu chuyện cổ tích Cóc kiện trời. Câu chuyện giải thích một hiện tượng thiên nhiên rằng sau khi cóc nghiến răng thì trời mưa. Đó là chuyện kể về thuở trước tại một vùng hạn hán kéo dài, các loài vật không thể chịu được khô hạn nên đã cùng nhau lên trời để kiện cáo mà dẫn đầu là cóc. Trước sự vô trách nhiệm của nhà Trời và sự chèn ép khi sai lính ra bắt và trừng trị thì cóc cùng những người bạn đã xử lý hết. Náo loạn đến tận Ngọc Hoàng và ông ta đã phải xin giảng hòa nói rằng mình với cóc vốn là họ hàng thân thiết sau này nếu muốn mưa thì không cần lên trên này nữa mà chỉ cần nghiến răng là được. Cho nên mới có câu:

“Con cóc là cậu ông Trời

Ai mà đánh nó ông trời đánh cho.”

Đó vốn là câu chuyện cổ tích do nhân dân ta sáng tạo nên vậy thực hư chuyện cóc nghiến răng thì liên quan đến gì đến trời mưa thì chúng ta phải dùng khoa học để lý giải. Theo như sinh học thì cóc, ếch, nhái là loài lưỡng cư, hô hấp bằng da nên đặc biệt nhạy cảm với không khí tiếp xúc với da của nó. Khi trời nắng, độ ẩm không khí thấp chúng thường nấp vào những nơi mát mẻ để tránh nắng. Còn khi không khí có độ ẩm cao, có xu hướng tăng lên theo tự nhiên thì tức là độ ẩm gần đạt đến lượng cần thiết để tạo ra mưa thì loài cóc sẽ nhảy ra ngoài để gọi bầy đàn, chuẩn bị cho việc kiếm mồi cũng như sinh sản. Và từ đó hình thành nên mối quan hệ giữa tiếng kêu của cóc với trời mưa. Đặc biệt vào mùa mưa ở những vùng nông thôn thì những tiếng kêu của ếch nhái, và tiếng cóc nghiến răng không hề xa lạ với chúng ta. Khi chúng kêu nhiều tức là sắp mưa và sắp bắt đầu mùa mưa sau thời gian khô hạn, và đó cũng là thời điểm phấn khích của loài động vật lưỡng cư này. Chúng kêu còn để gọi nhau, để tìm kiếm bạn tình bước vào thời kỳ sinh sản.

Cũng mang ý nghĩa giống với nhiều câu dự báo thời tiết khác, thì câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” cũng vậy. Từ câu tục ngữ cho chúng ta thêm một cách dựa vào hiện tượng tự nhiên để dự báo thời tiết từ đó góp phần vào việc sắp xếp công việc hợp lý, phù hợp với thời tiết. Vào những ngày mưa thì nên chuẩn bị cho những công việc ở trong nhà, hay có thể thư giãn, nghỉ ngơi, tránh việc chọn đi chơi xa hay làm những việc ngoài trời. Ở các vùng nông thôn nơi có nhiều ao hồ, đồng ruộng thì việc theo dõi các hiện tượng tự nhiên vẫn thường diễn ra. Ngoài cóc còn có ếch: “Ếch kêu om om, ao chuôm đầy nước” hay:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”

Qua đó có thể thấy những hiểu biết về hiện tượng tự nhiên tới sự thay đổi của thời tiết của ông cha ta rất phong phú, đa dạng. Cũng cho thấy đầu óc nhạy bén, sự quan sát tinh tế của ông cha ta. Với họ, hằng ngày làm việc nhưng cũng kết hợp với rất nhiều thứ, vừa làm vừa quan sát, vừa thư giãn đầu óc từ đó mới đúc kết ra được những bài học sâu sắc cho con cháu, điều đó được thể hiện qua câu ca dao quen thuộc:

“Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm…”

Từ những câu tục ngữ về các quy luật tự nhiên mà ông cha ta đã quan sát được đẽ đem lại những kinh nghiệm thực tế rất đặc sắc và bổ ích cho cuộc sống của chúng ta. Dù cho xã hội, khoa học có phát triển thì nó vẫn mang những giá trị to lớn về cả đời sống vật chất và tinh thần cho dân tộc.

3. Giải thích về câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” mẫu 3

Kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam phong phú đồ sộ và được chia thành nhiều chùm nhỏ, mỗi chùm về một đề tài khác nhau. Một trong số đó là chùm ca dao tục ngữ về đúc kết kinh nghiệm mà câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” là một trong số những nổi bật trong số đó bởi nó mang đến cho chúng ta một mẹo hữu ích để dự báo thời tiết.

Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian gồm những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Tác giả của những câu tục ngữ đó không rõ là ai, họ cũng không được đào tạo qua trường lớp bài bản, song với tài quan sát nhạy bén và tỉ mỉ, họ đã phát hiện ra nhiều quy luật thú vị trong tự nhiên mà giúp ích cho cuộc sống và lao động, và từ đó ghi lại thành những câu tục ngữ ngắn gọn, dễ học dễ nhớ và được truyền miệng trong dân gian từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác.

Theo lý giải khoa học, ếch nhái là loài lưỡng cư, một loại thuộc họ ếch nhái là cóc có bộ da rất nhạy cảm với độ ẩm không khí, những lúc trời nắng ấm chúng thường nấp nơi mát mẻ để tránh nắng, khi trời sắp mưa độ ẩm tăng lên, chúng nhảy ra ngoài kèm theo những tiếng kêu gọi bầy, bắt mồi và bắt đầu thời kì sinh sản.Vì vậy, khi nghe tiếng cóc nghiến răng tức là trời sắp mưa. Câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” hoàn toàn đúng theo tri thức khoa học hiện đại.

Trước đây, Việt Nam là một quốc gia thuần nông với phong cảnh chủ yếu là làng quê với rặng tre xanh cao cao và những cánh đồng lúa rợp cánh cò bay, người dân đa số sống bằng nghề trồng lúa nước hay trồng trọt rau củ, chăn nuôi gia súc gia cầm. Dễ dàng nhận thấy rằng trồng trọt hay chăn nuôi đều là những nghề mà chịu sự chi phối rất lớn của thời tiết. Chẳng hạn như không một người nông dân nào gieo mạ trong khi trời mưa bão hay cấy lúa khi trời hạn hán kéo dài, … Khi cuộc sống chưa hiện đại như bây giờ, không có Internet, truyền hình hay sách báo khoa học nào song thực tế cuộc sống và lao động vẫn đặt ra những yêu cầu nhất định và cấp thiết, theo bạn cha ông chúng ta đã làm như thế nào? Câu trả lời chính là ông cha chúng ta đã quan sát các hiện tượng tự nhiên quanh mình, phát hiện ra quy luật và ghi lại thành những câu tục ngữ ngắn gọn song hữu ích, mà câu “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” là một ví dụ. Tất nhiên, người xưa không ai biết đến tri thức khoa học hiện đại, họ không giải thích được vì sao lại có hiện tượng này song em nghĩ rằng điều ấy cũng chẳng cần thiết với những người nông dân khi nhu cầu của họ chỉ đơn giản dừng lại ở có thể biết trước được thời tiết để kịp thời điều chỉnh kế hoạch canh tác mà thôi.

Gần như mọi kiến thức em có ngày hôm nay là nhờ học từ sách vở, từ thầy cô, ông bà bố mẹ, ấy vậy mà xưa kia, các cụ ta không được đến trường dễ dàng như bây giờ song vẫn phát hiện ra nhiều tri thức thú vị và hữu ích không chỉ phục vụ cho trồng trọt sản xuất thời ấy mà còn có giá trị đến tận ngày nay. Có thể nói rằng bằng tài quan sát tỉ mỉ và tinh tế, ông cha ta đã phát hiện ra nhiều quy luật thú vị trong tự nhiên, không phải ai biết chữ và đủ tiền mua giấy bút, vì vậy họ đã nghĩ ra những câu tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ và truyền miệng rộng rãi trong dân gian và thậm chí còn được lưu truyền đến tận hôm nay.

Câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” là một đúc kết kinh nghiệm hữu ích của cha ông ta thời xưa để xem trước thời thiết, qua đó chúng ta cũng thấy trí tuệ người xưa thật đáng ngưỡng mộ biết nhường nào.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy giải thích về câu tục ngữ “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 7 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm