Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích câu tục ngữ: Nhất canh trì nhì canh viên tam canh điền. Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống. Nhất thì nhì thục

Văn mẫu lớp 7: Em hãy phân tích câu tục ngữ: Nhất canh trì nhì canh viên tam canh điền. Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống. Nhất thì nhì thục gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích câu tục ngữ Nhất thì nhì thục

Ông bà ta từ xưa thường nói “Nhất thì, nhì thục”.

Đây là một câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm qua bao đời gắn bó với nghề làm nông của ông cha ta. “Thì” ở đây chỉ khoảng thời gian trong năm thích hợp nhất cho việc trồng trọt. Bởi khi lượng mưa, lượng nắng, nhiệt độ phù hợp thì cây cối mới phát triển tốt được. Mỗi mùa mỗi thức, cứ căn đo theo quy luật phát triển của cây mà gieo trồng. Do đó, ông cha ta mới chia ra mỗi năm hai vụ lúa, thời gian còn lại thì xen canh các loại rau củ.

“Thục” là từ chỉ hoạt động cày bừa lặp đi lặp lại nhiều lần, nhằm làm cho đất tơi, xốp, mềm mịn, thuận lợi cho cây cối đâm rễ và phát triển. Đây là khâu đầu tiên khi trồng một mùa vụ. Ông cha ta đinh ninh rằng, phải cày vữa đất kĩ lưỡng, thì khi trồng mới cho năng suất cao. Chính vì thế, hoạt động cày ruộng thường được giao cho thanh niên trai tráng có sức khỏe tốt. Nhưng sợ thanh niên chưa kĩ lưỡng, còn vội chơi, nên các cụ ta mới thường dặn dò như thế.

Qua câu tục ngữ “Nhất thì, nhì thục”, chúng ta có thể thấy được sự chú trọng, nghiêm túc với hoạt động trồng trọt của ông cha ta ngày xưa. Nhờ đó mà có những vụ màu bội thu, no ấm.

Phân tích câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Nhất nước: Nước là thành phần chính của cây trồng, nước tham gia vào mọi hoạt động sống như quang hợp; vận chuyển, trao đổi chất; định hình cơ thể... nước sạch cho sản phẩm sạch, nước ô nhiễm cho sản phẩm ô nhiễm... Mỗi thời kỳ sinh trưởng, phát triển cây cần lượng nước khác nhau, thừa thiếu đều không tốt. Không có nước cây không thể duy trì sự sống.

Nhì phân: Phân bón là thức ăn của cây, mỗi giai đoạn cây cần thành phần, tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Phân bón không thể thiếu trong nông nghiệp hiện đại, đặc biệt với phương pháp trồng cây không cần đất.

Tam cần: Cần cù, chăm chỉ trong lao động chân tay và trí óc. Nông nghiệp hiện đại không chỉ cần những con người chỉ biết 1 nắng hai sương mà còn cần những nhà nông thông thái, chịu khó học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức khoa học, kĩ thuật, có kiến thức về thị trường kinh tế nông nghiệp...

Tứ giống: Giống có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Cần nghiên cứu tạo giống tốt, phù hợp với địa phương.

Cả 4 yếu tố trên đều quan trọng và không thể thiếu thì nông nghiệp sẽ phát triển.

Giải thích câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Ông cha ta vẫn thường dạy rằng: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Đây là bốn khâu quan trọng trong quá trình làm ra cây lúa, hạt gạo trên đồng ruộng Việt Nam. Theo cách nói trên, cha ông ta đã sắp xếp thứ tự quan trọng của bốn yếu tố, cũng có thể gọi là bốn quy trình kỹ thuật, bốn điều kiện, nguyên nhân để sản xuất thắng lợi. Thứ nhất là "ruộng phải có nước", nước nhiều và đủ. Thứ hai là "ruộng phải bón phân", bón đúng thời vụ, bón đủ yêu cầu. Rồi tiếp đó phải chuyên cần, chăm chí vun xới, làm cỏ, trừ sâu, theo dõi từng bước sinh trưởng của cây. Cuối cùng, việc thứ tư : cần coi trọng giống lúa, giống cây. Tất nhiên, trong khoa học nông nghiệp ngày nay, thứ tự nhất, nhì, ba, tư đó không phải máy móc, lúc nào cũng như thế, nơi nào cũng như thế... Song, quy trình bốn yếu tố nước, phân, cần, giống phải luôn đầy đủ, hài hoà ; là những kinh nghiệm quý báu giúp các kĩ sư nông nghiệp, những chiến sĩ trên đồng ruộng Việt Nam ngày nay làm tốt nhiệm vụ sản xuất lúa gạo, đem lại no ấm cho nhân dân ta, Tổ quốc ta.

Chỉ điểm qua vài câu tục ngữ đặc sắc như thế, chúng ta cũng hiểu rằng : bằng lối nói ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thời tiết và trong sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ ấy là hài học thiết thực, là hành trang, "túi khôn" của nhân dân lao động, giúp cha ông ta xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán thời tiết vù nâng cao năng suất lao động.

Phân tích câu tục ngữ Nhất canh trì nhì canh viên tam canh điền; Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống; Nhất thì nhì thục

Không chỉ đúc kết kinh nghiệm trong cách dự đoán thời tiết, nhìn người, nhìn xã hội mà nhân dân Việt Nam ta còn đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất như một bài học của thế hệ mai sau để biết cách nâng cao năng suất lao động.

Câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”. Đây là câu tục ngữ được đúc kết bằng văn tự chữ Hán. “Nhất canh trì” có nghĩa thứ quan trọng nhất là ao, “nhì canh viên” có nghĩa là thứ quan trọng thứ hai là vườn tược, và cuối cùng “tam canh điền” chính là làm ruộng. Ba thứ quan trọng ao, vườn, ruộng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống nông nghiệp của nhân dân ta. Để lao động có hiệu quả thì người nông dân nên làm ao cá trước, thứ hai có thể làm vườn và cuối cùng là làm ruộng. Làm ao sẽ thu được nhiều nguồn lợi hơn làm vườn và ruộng.

Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ở đây tác giả dân gian muốn thể hiện kinh nghiệm trồng lúa của nhân dân ta xưa nay. Yếu tố quan trọng hàng đầu chính là yếu tố nước. Có nước thì lúa mới sống tươi tốt được, sau đó thì mới đến phân – thức ăn để lúa phát triển nhanh. Yếu tố thứ ba là sự chăm có của con người và cuối cùng mới là giống.

Câu tục ngữ “nhất thì, nhì thục” có nghĩa yếu tố quan trọng nhất là thời gian mùa vụ, sau đó mới là đất đai màu mỡ tươi xốp. Đất quý là thế tốt là thế nhưng phải cây đúng thời vụ, cấy đúng mùa lúa phát triển thì mới cho năng suất được

Như vậy, ba câu tục ngữ trên thể hiện được kinh nghiệm của nhân dân ta trong cách sử dụng các yếu trong trồng trọt để đạt được năng suất cao trong công việc.

---------------------------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy phân tích câu tục ngữ: Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Nhất thì, nhì thục cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Dung Trần Mỹ
    Dung Trần Mỹ

    👐


    Thích Phản hồi 27/12/23
    • Dung Trần Mỹ
      Dung Trần Mỹ

      ☺️

      Thích Phản hồi 27/12/23
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

      Xem thêm