Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. Chắc chắn tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao hơn trong học tập.

Giải từ bài 1 đến bài 5, bài tập từ trang 113 đến trang 116 SBT Địa lý 12. Bài 2. Dựa vào hình 37.1 SGK, Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày thực trạng phát triển các cây công nghiệp, khai thác à chế biến lâm sản của vùng Tây Nguyên theo bảng sau:

Bài 1 trang 113 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Quan sát lược đồ vùng Tây Nguyên dưới đây, hãy điền:

Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

- Tên các tỉnh được đánh số trong lược đồ:

- Tên các vùng tiếp giáp trong lược đồ

Trả lời:

- Tên các tỉnh được đánh số trong lược đồ:

1. Cao Nguyên Kon Tum

2. Cao Nguyên Plâyku

3. Cao Nguyên Đắk Lắk

4. Cao Nguyên Lâm Viên

5. Cao Nguyên Di Linh

- Tên các vùng trong bản đồ:

+ Vùng A: Nam Trung Bộ

+ Vùng B: Đông Nam Bộ

Bài 2 trang 113 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Dựa vào hình 37.1 SGK, Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày thực trạng phát triển các cây công nghiệp, khai thác à chế biến lâm sản của vùng Tây Nguyên theo bảng sau:

Tiêu chí

Cây công nghiệp

Khai thác và chế biến lâm sản

Thế mạnh

Tình hình sản xuất và phân bố

Biện pháp giải quyết

Trả lời:

Tiêu chí

Cây công nghiệp

Khai thác và chế biến lâm sản

Thế mạnh

- Đất bazan giàu dinh dưỡng với diện tích lớn nhất cả nước

- Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao-> tiềm năng to lớn về nông nghiệp

- Diện tích rừng và độ che phủ rừng cao nhất nước ta

- Không nhiều khoáng sản nhưng có quặng bô-xit với trữ lượng hàng tỷ tấn

- Trữ năng thủy điện tương đối lớn trên các sông: Xê Xan, Xrê Pok, thượng nguồn sông Đồng Nai.

- Có nhiều dân tộc thiểu số với nền văn hóa độc đáo và kinh nghiệm sản xuất phong phú

Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên Vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong khi rừng của nhiều vùng nước ta đang ở tình trạng cạn kiệt, thì ở Tây Nguyên rừng vẫn che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gu mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…). Vào thời gian đó, rừng Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Tây Nguyên thực sự là “kho vàng xanh” của nước ta.

Tình hình sản xuất và phân bố

Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,…) khá thuận lợi.

- Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha). Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn: ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đăk Lăk. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao.

- Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Chè búp thu hoạch được đem chế biến tại các nhà máy chè Biển Hổ (Gia Lai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng). Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.

- Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk.

- Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã thu hút về đây hàng vạn lao động từ các vùng khác nhau của đất nước và cũng tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

- Vào đầu thập kỷ 90, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Đứng đầu cả nước, chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

- Rừng có nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến…), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…).

- Sản lượng gỗ khai thác hiện nay khoảng 200 - 300 nghìn m3/năm. Phần lớn gỗ khai thác đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến, gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.

- Diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp => Giảm sút nhanh lớp phủ rừng, giảm trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, hạ mực nước ngầm về mùa khô.

Biện pháp giải quyết

+ Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.

+ Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên.

+ Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.

- Ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lý đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

- Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng.

- Phát triển CN chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu.

Bài 3 trang 115 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Căn cứ vào hình 37.2 SGK, Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a) Hoàn thành bảng sau:

Tình trạng

Tên nhà máy thủy điện

Công suất (MW)

Trên dòng sông

Đang hoạt động

Đang xây dựng

b) Nêu ý nghĩa của việc phát triển các hệ thống bậc thang thủy điện ở Tây Nguyên

Trả lời:

a)

Tình trạng

Tên nhà máy thủy điện

Công suất (MW)

Trên dòng sông

Đang hoạt động

Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Đray Hling

750

Xê Xan, Xrê Pok

Đang xây dựng

Xê Xan 4, Xrê Pok, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4

16,5

Đồng Nai, Xê Xan, Xrê Pok

b) Ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên

- Việc xây dựng các công trình thủy điện, các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển (trên cơ sở nguồn điện rẻ, dồi dào), trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên.

- Các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.

Bài 4 trang 115 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết:

a) Tên các cao nguyên ở Tây Nguyên

b) Các loại khoáng sản ở Tây Nguyên và phân bố

c) Các điểm công nghiệp và các ngành công nghiệp ở mỗi điểm

Trả lời:

a) Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh, Kon Plông, Buôn Ma Thuật, Mơ Nông, Kon Hà Nừng.

b) Bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn

c) Xây dựng 24 khu công nghiệp và 74 cụm công nghiệp, gồm các ngành: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, năng lượng, sản xuất thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất phân vi sinh, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, may, da giày, cơ khí, sản xuất thiết bị chế biến, thiết bị giao thông, máy nông nghiệp, lắp ráp máy nông nghiệp. Các khu công nghiệp trọng điểm gồm: Hòa Bình, Sao Mai, Bờ Y, Trà Đa, Tây Pleiku, Hòa Phú, Ea H’leo Tâm Thắng, Quảng Đức, Lộc Sơn, Phú Hội, Đại Lào, Tân Phú, cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, chế biến bauxit tại khu vực Đăk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng.

Bài 5 trang 116 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN CỦA TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2001-2010

Năm

2001

2003

2005

2007

2010

Diện tích

Nghìn ha

477.6

440.4

445.8

461.1

491.5

% so với cả nước

84.5

86.4

89.6

96.4

96.7

Sản lượng

Nghìn tấn

761.7

686.6

692.1

852.7

1027.0

% so với cả nước

90.6

90.9

92.0

93.1

92.9

a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích, sản lượng cà phê nhân của Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010

b) Rút ra nhận xét và giải thích về tình hình phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên

Trả lời:

a) Biểu đồ thể hiện diện tích, sản lượng cà phê của Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010

b) Cây cà phê là cây trồng số 1 của vùng, diện tích 450 nghìn ha chiếm 4/5 diện tích cây cà phê của cả nước

Tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất là Đắk Lắk, Buôn Ma Thuật nối tiếng có Cà phê chất lượng cao

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải bài tập SBT Địa lý 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 140
Sắp xếp theo

Giải Vở BT Địa Lí 12

Xem thêm