Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Lịch sử 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 7 hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn giải các câu hỏi trong sách bài tập Lịch sử 7 theo chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài tập 1 trang 83 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Vào giữa thế kỉ XVIII, đặc điểm nổi bật của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài là

A. chính quyền ngày càng được củng cố vững chắc.

B. quyền hành dần tập trung về tay vua.

C. phủ chúa từng bước lấn át quyền hành của vua.

D. chính quyền suy sụp, vua chỉ là bóng mờ trong cung cấm, mọi quyền hành thuộc về phủ chúa.

2. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến cho sản xuẩt ở Đàng Ngoài đến giữa thế kỉ XVIII lâm vào tình trạng đình đốn, khủng hoảng?

A. Cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa hai tập đoàn phong kiến chúa Trịnh và chúa Nguyễn vẫn tiếp diễn.

B. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại chiếm đoạt; chính quyền chỉ lo vui chơi, hưởng lạc, không chăm lo đến sản xuất

C. Nhà nước đánh thuế rất nặng vào các loại sản phẩm hàng hoá làm cho sản xuất thủ công nghiệp bị đình đốn.

D. Hạn hán, lụt lội liên tiếp xảy ra, nông dân chết đói rất nhiều, nhiều người phải rời bỏ làng quê phiêu tán khắp nơi.

3. Tiêu biểu nhất trong phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII là các cuộc khởi nghĩa của

A. Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.

B. Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật.

C. Nguyễn Dương Hưng, Lê Duy Mật.

D. Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ.

4. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An là khởi nghĩa của

A. Hoàng Công Chất.

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Nguyễn Dương Hưng.

D. Lê Duy Mật.

5. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau chuyển dần lên Tây Bắc, có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống là

A. Hoàng Công Chất. B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Phan Bá Vành. D. Lê Duy Mật.

6. Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử to lớn là

A. xoá bỏ quyền hành của họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

B. làm cho chính quyền họ Trịnh đã suy yếu càng suy yếu hơn, khiến nó nhanh chóng sụp đổ trước sự tấn công của phong trào nông dân Tây Sơn sau này.

C. làm sụp đổ chính quyền phong kiến vua Lê, chúa Trịnh.

D. làm suy yếu chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chúa Nguyễn trong công cuộc thống nhất đất nước.

Trả lời

1. D 2. A 3. A 4. B 5. A 6. B

Bài tập 2 trang 84 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Trình bày diễn biến chính và kết quả hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất.

  • Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
  • Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

Trả lời

  • Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. Hữu Cầu (quận He) vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn
    • Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long được tin ấy triều đình rất lo lắng.
  • Khởi nghĩa Hoàng Công Chất: Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính là vùng Điện Biên Lai Châu. Tại đây các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ ông. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.
    • Tháng 2 năm 1768, Trịnh Sâm cử Nguyễn Đình Huấn và Phạm Ngô Cầu mang quân đánh Mường Thanh. Lê Duy Mật nghe tin bèn điều quân cứu ứng cho Công Chất. Đình Huấn sợ không dám tiến phải rút về. Trịnh Sâm bèn giao quân cho Đoàn Nguyễn Thục chia làm nhiều cánh đánh thẳng vào Mường Thanh. Trong lúc chiến sự căng thẳng thì Hoàng Công Chất lâm bệnh qua đời tại căn cứ. Con ông là Hoàng Công Toản tiếp tục cầm quân chống Trịnh. Đầu năm 1769, Toản đặt phục binh ở Nậm Cô đón đánh quân Trịnh nhưng thất bại. Nguyễn Phục một mặt đánh Nậm Cô, mặt khác điều quân đánh úp đốt căn cứ thành Bản Phủ. Công Toản chạy về thấy thành mất bèn bỏ trốn, không biết sau đó kết cục ra sao

Bài tập 4 trang 85 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Nêu nhận xét chung vể các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các yêu cầu sau:

  • Thời gian, số lượng: ........................................................................................
  • Phạm vi hoạt động:.........................................................................................
  • Lực lượng tham gia: ........................................................................................
  • Kết quả, ý nghĩa: ........................................................................................

Trả lời

  • Thời gian, số lượng: Thời gian kéo dài từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XVIII với hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.
  • Phạm vi hoạt động: khắp các trấn vùng đồng bằng Đàng Ngoài và vùng Thanh - Nghệ.
  • Lực lượng tham gia: nông dân.
  • Kết quả, ý nghĩa: thất bại; góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay, tạo tiền đề cho nghĩa quân Tây Sơn sau này tiến ra Đàng Ngoài lật đổ được thế lực họ Trịnh.

......................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các em học sinh Giải SBT Lịch sử lớp 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII. Tài liệu thuộc chuyên mục Giải sách bài tập Lịch sử 7 bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong sách bài tập Sử 7, được trình bày khoa học, dễ hiểu giúp các em nắm vững kiến thức bài học, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Lịch sử lớp 7. Chúc các em học tốt.

Ngoài các bài Giải SBT Lịch sử 7 trên, các bạn tham khảo thêm tài liệu Lịch sử lớp 7, Giải bài tập Lịch sử 7, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7, Giải bài tập Lịch Sử 7 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 7.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Lịch Sử 7

    Xem thêm