Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm. Giải bài tập địa lý 10 bài 38 nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 10 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Giải bài tập Địa lí 10: Chương IX: Địa lí dịch vụ

Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma

Giải bài tập bài 1 trang 147 SGK Địa lí 10

Bài 1 (trang 147 sgk Địa Lí 10): Tìm hiểu về kênh đào Xuy-ê

Lời giải:

a, Xác định kênh Xuy-ê trên bản đồ Các nước trên thế giới và bản đồ Tự nhiên thế giới.

b, Tính phần quãng đường được rút ngắn.

QUÃNG ĐƯỜNG ĐƯỢC RÚT NGẮN KHI ĐI QUA KÊNH XUY-Ê SO VỚI TUYẾN VÒNG QUA CHÂU PHI

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma

c, Bài viết ngắn về kênh đào Xuy-ê

Kênh đào Xuy-ê trong sự phát triển kinh tế của Ai cập, vùng Địa Trung Hải và Trung Đông

1. Vị trí của kênh đào Xuy-ê

  • Kênh đào Xuy-ê được đào cát ngang eo đất Xuy-ê, nằm phía đông bắc cháu Phi, nơi Biển Đỏ với Đia Trung Hái.

2. Đặc điểm của kênh đào và quá trình khai thác

  • Kênh đào Xuy-ê được khởi công đào từ 1859 đến năm 1869 được đưa vào sử dụng. Kênh đào 195 km, tàu chở từ 150.000 đến 250.000 tấn có thể qua lại va thời gian qua kênh ước chừng 11 - 12 giờ. Năm 1956, Ai Cập tiến hành quốc hữu hóa kênh đào này từ tay của các công ty Anh. Từ đó đến nay kênh đào đã phát huy tác dụng rất tốt.

3. Những lợi ích của kênh đào khi sử dụng

  • Kênh đào đã giúp rút ngắn lộ trình hàng hải giữa các vùng công nghiệp Tây Âu, Bắc Mĩ, Biển Đen với vùng nguyên và nhiên liệu giàu có của Tây Á va Đông Nam Á từ 23% đến 65% so với con đường đi vòng Phi.
  • Mỗi năm tính trung bình có đến 15% luồng hàng hải viễn dương 20%lượng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ qua kênh. Năm 2000, có dến 14.000 tàu qua lại, mang đến cho Ai Cập nguồn thu ngoại tệ chừng 2 tỉ USD.

4. Những trở ngại, tổn thất khi kênh đào ngừng hoạt động Do cuộc chiến giữa Ai Cập và I-xra-en xảy ra vào năm 1967, lưu thông qua kênh đào bị gián đoạn, đến năm 1975 mới mở lại.

Điều này đã gây trở ngại lớn cho ngành hàng hải thế giới; nhất là các nước trong vùng Biển Đen và Địa Trung Hải. Giá thành vặn chuyển hàng giữa hai thị trường châu Âu và châu Á tăng lên. Hành trình bất trác hơn vì phải vòng qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi; nơi có nhiều sóng to, gió dữ. Riêng Ai Cập mất một nguồn thu nhập khá lớn từ thuế hải quan và khách du lịch.

Giải bài tập bài 2 trang 148 SGK Địa lí 10

Bài 2 (trang 148 sgk Địa Lí 10): Tìm hiểu về kênh đào Pa-na-ma

Lời giải:

a, Xác định kênh Pa-na-ma trên bản đồ Các nước trên thế giới và bản đồ Tự nhiên thế giới.

b, Tính phần quãng đường được rút ngắn

QUÃNG ĐƯỜNG ĐƯỢC RÚT NGẮN KHI ĐI QUẠ KÊNH PA-NA-MA SO VỚI TUYẾN VÒNG QUA NAM MĨ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma

c, Bài viết ngắn về kênh Pa-na-ma

Kênh Pa-na-ma, con đường hàng hải nối hai khu vực kinh tế năng động Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

1. Vị trí địa lí của kênh Pa-na-ma

  • Kênh đào Pa-na-ma nằm ở vị trí cực Nam của eo đất Trung Mĩ, cũng là nơi khởi đầu của lục địa Nam Mĩ. Kênh Pa-na-ma cắt qua eo đất, nơi có chiều ngang hẹp nhất chỉ 50km, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

2. Đặc điểm của kênh đào và quá trình khai thác

  • Kênh Pa-na-ma được khởi công xây dựng từ năm 1882, nhưng do sai lầm về thiết kế, đến năm 1904, khi Hoa Kì thay Pháp, công trình mới được tổ chức thi công và năm 1914 thì chính thức đưa vào khai thác. Kênh có chiều dài 64km nhưng do độ chênh mực nước biển của hai đại dương đến 26m nên các kĩ sư phải thiết kế thêm nhiều âu tàu. Do vậy, kênh chỉ có.khả năng tiếp nhận được tàu có trọng tải dưới 65.000 tấn.

3. Những lợi ích của kênh đào khi hoạt động

  • Kênh đào Pa-na-ma cho phép rút ngắn lộ trình hàng hải từ các cảng cửa hai bờ Đại Tây Dương sang các cảng hai bờ Thái Bình Dương từ 14 đến 81%. Kênh Pa-na-ma là con đường hàng hải quan trọng đối với nền kinh tế và các hoạt động quản sự nối thông hai bờ đông-tây của Hoa Kì. Vì vậy, bằng mọi giá Hoa Kì đã tìm cách kiếm soát kênh đào này lâu dài.
  • Nhờ sự đấu tranh bền bỉ, tháng 12/1999, Hoa Kì đã phải traọ trả hoàn toàn chủ quyền kiểm soát kênh đào và vùng đất rộng 1.430km2 dọc hai bờ kênh về cho nhân dân Pa-na-ma.
  • Kênh đào Pa-na-ma còn là tuyến hàng hải liên kết kinh tế và tình hữu nghị giữa các nước hai bờ đông tây của khu vực kinh tế Mĩ Latinh đầy năng động hiện nay.

II. THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Lịch sử kênh đào Xuy-ê

Kênh Xuy-ê xuyên qua eo biển Xuy-ê lãnh thổ Ai Cập nối giữa Địa Trung Hải và Hồng Hải được đào vào giữa thế kỷ XIX. Đây là điểm giao thông trọng yếu nhất giữa Đại Tây Dương, Ẩn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Từ 4000 năm về trước, người Ai Cập đã có ước mơ mờ một kênh đào trên dải đất Xuy-ê khi Pharaông cho đào một con kênh đầu tiên nối dòng sông Nin với hồ lớn Bitter.

Thế kỷ thứ 13 trước Công nguyên (TCN), một kênh đào được xây giừa châu thổ sông Nin và Biển Đò. Thế kỷ 8 TCN kênh không còn được giữ gìn và tàu bè không còn qua lại được.

Đến giữa thế kỷ XIX, công trình sư Phec-đi-năng Đơ Let-xep vốn là cựu Lãnh sự Pháp ở Ai cập đã thuyết phục tổng thống Ai cập Xait ký một họp đông cho thuê đào và sử dụng kênh Xuy-ê. Ngày 25 tháng 4 năm 1859 băt đâu khởi công, eo biên Xuy-ê, vốn là đất cồn bãi, khí hậu khô nóng ít mưa, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, điều kiện lao động cực nhọc, lại thêm dịch bệnh hoành hành khiên người Ai Cập chết rất nhiều.

Ngày 17 tháng 11 năm 1869, kênh đào Xuy-ê đã hoàn thành. Trải qua 10 năm đào kênh, Ai Cập phải huy động tới mấy chục vạn nhân công đào trên 720 triệu khối đất, hy sinh 120.000 người, hao phí 16.860.000 bảng Anh. Sự tổn kém trên đã làm cho tài chính Ai Cập suy sụp.

Kênh Xuy-ê dài 162,5 km nếu kể cả đoạn mở ra Địa Trung Hải và Hồng Hải là 174 km. Năm 1869, mặt kênh rộng 58m, đáy kênh rộng 22m, sâu 6m tàu bè qua lại mất 48 giờ. Qua nhiều lần tu sửa và nạo vét năm 1955 mặt kênh rộng 135m, đáy rộng 50m và sâu 13 m, tàu thuyền đi qua chi mất 14 tiếng.

Mỗi ngày, trên kênh đào có hai đoàn tàu đi từ phía nam lên mạn bắc và một đoàn tàu đi từ phía bắc xuống, với tổng số tàu bè qua lại vào khoảng 80 chiếc. Hàng năm, khoảng 20,000 con tàu chuyên chở từ 300 tới 400 triệu tấn hàng, với một nửa là tàu chở dầu và chở hàng hóa. Tàu đi lên mạn bắc chờ theo dầu lừa từ Vịnh Pec- xích để tới các nước Tây Âu, còn xuôi về nam là các con tàu chờ sàn phẩm kỹ nghệ và ngũ cốc, từ châu Âu và Bắc Mỹ, để đi tới miền Nam châu Á và Viễn Đông. Ngoài ra còn có các con tàu chiến và tàu du iịch viễn duyên. Nhờ có kênh đào Xuy- ê, con đường biển từ thành phố Luân-dôn, tới thành phố Mum-bai – Ấn Độ, đã tiết kiệm được 11,670km so với hải lộ qua Mũi Hảo Vọng của Nam Phi.

Kênh đào Xuy-ê dài gấp hai lần kênh đào Panama nhưng lại dễ thực hiện hơn nhiều vì đi qua một miền đất bằng phẳng ngang với mặt nước biển nên không cần hệ thống âu tàu như kênh đào Pa-na-ma.

2. Vài nét về kênh đào Pa-na-ma

Kênh đào Pa-na-ma dài 80km nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đi xuyên qua một trong những địa điểm hẹp nhất của dải đất Trung Mĩ, nơi thấp nhất cùa dãy núi chính nối liền Bắc và Nam Mĩ. Một con tàu trung bình sẽ mất khoảng 8 đến 10 giờ để đi qua kênh.

Kênh đào được cấu thành bởi các bộ phận chính: Hồ Gatun, đoạn cắt Culebra và ba bộ âu tàu: Miraílores và Pedro Miguel ở phía Thái Binh dương, Gatun ở phía Đại Tây Dương.

Kênh đào sử dụng một hệ thống âu tàu và cửa nước, phân chia theo đường vào và đường ra. Các âu tàu và cửa nước hoạt động như nhừng thang máv: tàu thuyền được nâng lên từ mực nước biển (phía Thái Bình dương hoặc Đại Tây Dương) cho đến khi bằng mực nước hồ Ga-tun (cao 26m so với mực nước biển). Bằng cách này tàu có thề tiếp tục đi qua hồ Ga-tun và được hạ xuống tới mực nước biển ờ hệ thống âu tàu phía đầu bên kia cùa kênh đào và đi ra biển. Các ngăn âu tàu rộng 33,53m và dài 304,8m. Hiện nay, kích thước lớn nhất của các tàu có thể qua kênh đào là: chiều rộng 32,3m, mớn nước 12m nước ngọt, chiều dài 294,1 m.

Kể từ khi đưa vào hoạt dộng ngày 14/8/1914, kênh đào Pa-na-ma đã đóng vai trò quan trọng trong hàng hải quốc tế. Việc sử dụng tuyến đường biển đi qua kênh đào đã tiết kiệm rất nhiêu thời gian và chi phí vận chuyển hàng hoá từ châu Âu tới các bang miền Tây nước MT và từ Đông Á tới các bang miền Đông nước Mĩ, do tránh được việc phải đi vòng qua cực nam châu Mĩ. Kênh đào Pa-na-ma còn được nhiều nước trong khu vực sử dụng để kết nối chuyên chờ hàng hóa xuất nhập khẩu với các thị trường Mĩ, châu Âu và châu Á.

Ngày nay, hàng năm có trên 14.000 tàu thuyền của 84 nước đi qua kênh đào, với khối lượng hàng hoá đi qua chiếm 5% trao đổi thương mại của thế giới. Các nước sử dụng kênh đào nhiều nhất là: Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật, Chi-lê, Hàn Quốc, Pê-ru, Ca-na-đa, Ê-cua-đo, Cô-lôm-bi-a và Mê-hi-cô.

Kênh đào là một bộ phận quan trọng cùa nền kinh tế thiên về dịch vụ của Pa-na-ma. Các dịch vụ của kênh đào tạo việc làm cho 9000 lao động, trong năm tài chính 2006 (từ 10/2005-9/2006) đạt doanh thu gần 1,5 tỷ USD, sau khi trừ chi phí và các khoản đầu tư khác nộp 570 triệu USD vào ngân sách quốc gia của Pa-na-ma.

.........................................

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được nội dung bài thực hành cũng như những gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa môn Địa lý lớp 10. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Giải bài tập Địa Lý 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10 hoặc đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc

Đánh giá bài viết
11 43.919
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa Lý 10

    Xem thêm