Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 11

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 11 trang 39: Nhà Tống đã âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp những khó khăn chồng chất:

+ Trong nước tài chính nguy ngập, ngân khố cạn kiệt, nộ bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ nổi dậy đấy tranh.

+ Vùng biên cương thường xuyên bị hai nước Liêu, Hạ quấy nhiễu.

=> Vì thế nhà Tống muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết những cuộc khủng hoảng nói trên.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 11 trang 39: Nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào?

Trả lời:

Sớm phát hiện được âm mưu của kẻ thù, vua tôi nhà Lý đã chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.

- Thái úy Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy.

- Lý Thường Kiệt cho quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.

- Phong chức tước cao cho các tù trưởng, mộ thêm binh lính, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 11 trang 40: Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của việc chủ động tấn công của nhà Lý:

- Tạo bất ngờ cho quân Tống, giành lại thế chủ động trong cuộc kháng chiến.

- Tạo sĩ khí cho quân và dân ta.

- Tiêu hao sinh lực địch, phá hủy, tiêu hao kho tàng lương thực, súng đạn mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

Bài 1 trang 40 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày lại âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt.

Trả lời:

Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp những khó khăn chồng chất:

+ Trong nước tài chính nguy ngập, ngân khố cạn kiệt, nộ bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ nổi dậy đấy tranh.

+ Vùng biên cương thường xuyên bị hai nước Liêu, Hạ quấy nhiễu.

⇒ Vì thế nhà Tống muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết những cuộc khủng hoảng nói trên.

Bài 2 trang 40 Lịch Sử 7: Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?

Trả lời:

Sớm phát hiện được âm mưu của kẻ thù, vua tôi nhà Lý đã chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.

- Thái úy Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy.

- Lý Thường Kiệt cho quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.

- Phong chức tước cao cho các tù trưởng, mộ thêm binh lính, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

- Đem quân đánh trước, thực hiện chủ trương sáng tạo, độc đáo “Tiên phát chế nhân”.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 11 trang 41: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?

Trả lời:

Chọn sông Như Nguyệt vì:

- Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long.

- Sông Như nguyệt bây giờ khá sâu, rộng như một chiến hào tự nhiên rất khó có thể vượt qua.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 11 trang 42: Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

Trả lời:

Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:

- Thực hiện chủ trương “Tiên phát chế nhân”, giành thế chủ động.

- Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, lợi dụng thủy triều để chặn đánh giặc tại đây.

- Quân Tống thua trận nhưng lại chủ động giảng hòa với gặc. Thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 11 trang 43: Hãy trình bày ý nghĩa của chiến thắng Như Nguyệt.

Trả lời:

Ý nghĩa:

- Đây là trận quyết định số phận của quân Tống cũng như kết quả của cuộc kháng chiến.

- Là một trong những trận đánh lớn, tuyệt vời trong lịch sử dân tộc, để lại nhiều bài học bổ ích.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, quân Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.

Bài 1 trang 43 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Ngyệt của nhân dân ta theo lược đồ trên?

Trả lời:

Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Ngyệt:

- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, quân Tống nhiều lần tấn công quân ta. Chúng bắc cầu phao, đóng bè lớn ồ ạt tiến qua sông đánh vào phòng tuyến của ta. Quân nhà Lý kịp thời phản công, đẩy lùi quân Tống về phía bờ Bắc.

- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh "Ai còn bàn đánh sẽ bị chém" và chuyển sang củng cố phong ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động.

- Để khích lệ tinh thần chiến đấu, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm thơ "Nam Quốc Sơn Hà".

- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt cho quân bất ngờ tấn công lớn vào doanh trại giặc, quân Tống thua to, phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

=> Trận Như Nguyệt kết thúc thắng lợi.

Bài 2 trang 43 Lịch Sử 7: Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống?

Trả lời:

Các dân tộc ít người đã có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Tống:

- Quân bộ do các tù trưởng như Thân Cảnh Phúc, Tông Đàn chỉ huy dân binh miền núi đánh châu Ung (Trung Quốc) .

- Khi kháng chiến bùng nổ, các tù trưởng dân tộc ít người đã tập trung lực lượng cho quân mai phục những vị trí chiến lược gần biên giới Việt – Tống.

Bài 3 trang 43 Lịch Sử 7: Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này?

Trả lời:

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Ý trí độc lập tự chủ, đoàn kết cả nước quyết tâm đánh bại cuộc xâm lược của mọi thế lực.

+ Phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.

+ Nhờ công lao lãnh đạo kháng chiến của vua tôi nhà Lý, đặc biệt là Lý Thường Kiệt.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống lại mọi kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.

+ Đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vưỡng chắc độc lập dân tộc.

Đánh giá bài viết
15 2.531
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch sử 7 ngắn nhất

    Xem thêm