Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 19

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 85: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?

Trả lời:

Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn vì:

- Trước cảnh nước mất, nhân dân cả nước luôn có ý chí quyết tâm đuổi giặc giành lại độc lập, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra và thất bại. Nhiều người dân vẫn nuôi chí lớn phục thù cho nước, cho dân.

- Lê Lợi lại là một người hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn, Thanh Hóa. Trước tình thế đất nước lâm nguy đã đứng dậy khởi nghĩa.

- Ông bí mật liên lạc với các hào kiệt kêu gọi mọi người cùng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 86: Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh?

Trả lời:

Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh vì:

- So sánh tương quan lực lượng giữa hai bên: Quân Minh lực lượng mạnh, chiếm nhiều lợi thế. Quân ta lực lượng mỏng, còn thiếu thốn về nhiều thứ như vũ khí, lương thực…

- Hơn nữa quân ta đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói rét, Lê Lợi đã phải giết cả voi, ngựa để nuôi quân.

=> Tạm hòa để chuẩn bị lực lượng là quyết định đúng đắn.

Bài 1 trang 86 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423?

Trả lời:

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423:

- 2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

Bài 2 trang 86 Lịch Sử 7: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423?

Trả lời:

- Trong những năm 1418 – 1423, đây là thời kì nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt. Lực lượng yếu, thiếu lương thực, vũ khí, quân trang… bị bao vây nhiều lần, nhiều người đã hi sinh.

- Nhưng nghĩa quân vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu dũng cảm, chịu đựng gian khổ, không sợ hi sinh. Nghĩa quân luôn tin tưởng vào Lê Lợi và những tướng lĩnh, tin tưởng vào một ngày chiến thắng.

Bài 3 trang 86 Lịch Sử 7: Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi?

Trả lời:

Lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi là vì:

- Nghĩa quân lúc này tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có tinh thần chiến đấu dũng cảm, lực lượng cũng còn do đó để tiêu diệt được nghĩa quân, quân Minh cũng phải tốn không ít công sức.

- Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi là cuộc khởi nghĩa lớn, chấp nhận giảng hòa để làm nhụt ý chí chiến đấu của nghĩa quân cũng như nhân dân cả nước.

- Muốn mua chuộc Lê Lợi.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 87: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?

Trả lời:

Nhận xét về kế hoạch tạm rời rừng núi Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.của Nguyễn Chích. Đây là kế hoạch đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ:

- Đất Nghệ An có nhiều điểm thuận lợi cho hoạt động của nghĩa quân đó là: Đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, có thể dựa vào đó để đánh ra lấy đất Đông Đô.

- Với kế hoạch này nhanh chóng thu được thắng lợi ban đầu: Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nghĩa quân đã giải phóng được Nghệ An, Thanh Hóa.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 88: Em hãy trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425?

Trả lời:

Những thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 – 1425:

- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 – 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa

→ Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 89: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nhận xét về kế hoạch đó.

Trả lời:

- Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:

9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định chia nghĩa quân làm 3 đạo tiến quân ra Bắc:

+ Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang

+ Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan

+ Đạo thứ ba, tiến thẳng ra Đông Quan.

- Nhận xét:

Kế hoạch tiến quân ra Bắc rất hợp lý và đúng đắn. Nõ đã được những người chỉ huy tính toán kỹ càng và chặt chẽ, quy định nhiệm vụ cụ thể của mỗi đạo quân.

Với kế hoạch này, nghĩa quân giải phóng được nhiều đất đai, thành lập được chính quyền mới.

=> Buộc quân Minh rơi vào thế bị động.

Bài 1 trang 89 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.

Trả lời:

Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1424 đến cuối năm 1426:

- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 – 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.

=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

Bài 2 trang 89 Lịch Sử 7: Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.

Trả lời:

Những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:

+ Năm 1425, khi Lê Lợi kéo quân đến Làng Đa Lôi, xã Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An thì tất cả người già, người trẻ đều thi nhau đem trâu, rượu ra tiếp và khao quân.

+ Nghĩa quân đi đến đâu, người dân, trai tráng trong làng đều xin gia nhập nghĩa quân, lực lượng nghĩa quân nhờ vậy mà mạnh lên nhanh chóng.

+ Nghĩa quân rất được lòng dân, nghĩa quân đi đến đấu, nhân dân đều ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 90: Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động (qua lược đồ).

Trả lời:

Diễn biến trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426):

- Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông mở cuộc phản công ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Nắm được ý đồ của Vương Thông, nghĩa quân phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc, đánh tan tác đội hình của địch.

- Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 92: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang?

Trả lời:

Diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang:

- 10/1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, tiến vào theo đường Lạng Sơn, một đạo do Mộc Thạch chỉ huy, tiến vào theo đường Hà Giang.

- Nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân của giặc.

- 8/10/ 1427 Liễu Thăng dẫn quân tiến vào nước ta, bị nghĩa quân phục kích, bị giết ở Chi Lăng. Sau đó Lương Minh lên thay cho quân tiến xuống Xương Giang. Trên đường đi bị nghĩa quân tập kích ở Cần Trạm, tiêu diệt được hơn 3 vạn tên, Lương Minh bị giết tại trận.

- Mấy vạn địch còn lại cố gắng tới Xương Giang co cụm tại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là thôi tụ, Hoàng Phúc.

- Nghe tin, Liễu Thăng bại trận, Mộc Thạch vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút quân về nước.

- Được tin viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và rút quân về nước.

Bài 1 trang 93 Lịch Sử 7: Dựa vào các lược đồ và bài học, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- 2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 – 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. 8/1425, rần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động – Chúc Động.

- Tháng 10 – 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng – Xương Giang.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

Bài 2 trang 93 Lịch Sử 7: Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí bất khuất quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.

- Nghĩa quân có đường lối chiến thuật đúng đắn, sáng tạo có bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước.

Bài 3 trang 93 Lịch Sử 7: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì?

Trả lời:

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê Sơ.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 19. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Tài liệu học tập lớp 6

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch sử 7 ngắn nhất

    Xem thêm