Giải bài tập Lịch sử 7 bài 21: Ôn tập chương IV
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 21: Ôn tập chương 4 được VnDoc sưu tầm, đăng tải. Lời giải bài tập SGK Lịch sử 7 này sẽ là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.
Lịch sử lớp 7 bài 21: Ôn tập chương IV
- 1. Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm nào?
- 2. Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần?
- 3. Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần
- 4. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý - Trần?
- 5. Xã hội thời Lý -Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau và giống nhau?
- 6. Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có điểm gì khác với thời Lý -Trần
Tài liệu Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 21: Ôn tập chương IV thuộc chuyên mục Giải bài tập Lịch sử 7 trên VnDoc. Tài liệu bao gồm đáp án và lời giải chi tiết cho các câu hỏi trong SGK Lịch sử 7, giúp các em học sinh ôn tập, nâng cao kiến thức môn Lịch sử 7, từ đó học tốt môn Sử hơn.
1. Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm nào?
Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông: Tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm nào. Để nắm được sự khác nhau đó, cần vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền các cấp thời Lý - Trần và thời Lê Thánh Tông.
- Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ. Các chức quan cao cấp nhất như tể tướng, tổng chỉ huy quân đội. Một số chức quan trung gian bị bãi bỏ. Ở cấp hành chính trung gian lớn nhất là 5 đạo được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Các cơ quan quản lí cấp này không tập trung quyền hành vào một người như thời Lý - Trần.
- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại: Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục (các trường học, các đối tượng được đi học...). Đưa chế độ thi cử vào nề nếp và có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại (thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô), nhiều kì thi hơn, số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên nhiều hơn. Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.
2. Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần?
Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
3. Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần
Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần:
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).
4. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý - Trần?
Những điểm giống và khác nhau về tình hình kinh tế thời Lê sơ và thời Lý - Trần:
Lập bảng thống kê về tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) thời Lý, Trần, Lê sơ để so sánh, rút ra nhận xét ở các thời kì này kinh tế đều phát triển, có nhiều thành tựu. Còn điểm khác nhau là thời Lê sơ nền kinh tế Đại Việt phát triển mạnh mẽ hơn.
5. Xã hội thời Lý -Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau và giống nhau?
- Giống nhau: Dựa vào nội dung bài 20, SGK (tr. 98) để nắm được ở các thời kì này xã hội đều có hai giai cấp chính: Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
- Khác nhau: Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. Thời Lê sơ, tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.
6. Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có điểm gì khác với thời Lý -Trần
Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có điểm khác với thời Lý -Trần: Dựa vào nội dung các bài 12, 15, 20 lập bảng thống kê theo hai thời kì Lý - Trần và Lê sơ lần lượt theo các nội dung văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật để nắm được các thành tựu ở hai thời kì này. Cần thấy được điểm khác thời Lê sơ so với thời Lý - Trần là Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới.
Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)
................................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Giải bài tập Lịch sử 7 bài 21: Ôn tập chương IV. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Lịch sử.
Ngoài Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 21, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
- Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)
- Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 23: Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII
- Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.