Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 16
Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 74: Tình trạng kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào? Tại sao có tình trạng đó?
Trả lời:
- Tình hình kinh tế:
+ Nông nghiệp nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, đại chủ giàu có, biến thành nô tì.
+ Vương hầu, quý tộc nắm trong tay rất nhiều ruộng đất, ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.
+ Ruộng đất cày cấy của nông dân càng ngày càng ít, đời sống bấp bênh, cực khổ.
- Nguyên nhân: Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi mà chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 75: Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thể kỉ XIV?
Trả lời:
Nhận xét về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV:
- Vua, quan, quý tộc Trần không quan tâm đến tình hình đất nước mà chỉ biết ăn chơi sa đọa.
- Trong triều xuất hiện nhiều kẻ tham quan, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước.
=> Triều đình thối nát, làm tình hình đất nước bất ổn đời sống nhân dân cực khổi. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã diễn ra.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 76: Em hãy nêu tên, thời gian, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỉ XIV?
Trả lời:
Tên | Thời gian | Địa bàn hoạt động |
Khởi nghĩa của Ngô Bệ | 1334 – 1460 | Hải Dương |
Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ | 1379 | Thanh Hóa |
Khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn | 1390 | Hà Tây (Hà Nội) |
Khởi nghĩa của Nguyễn Như Cái | 1399 – 1400 | Sơn Tây (Hà Nội), Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. |
Bài 1 trang 77 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày tóm tắt tình hình kinh tế xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV.
Trả lời:
- Tình hình kinh tế:
+ Nông nghiệp nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, đại chủ giàu có, biến thành nô tì.
+ Vương hầu, quý tộc nắm trong tay rất nhiều ruộng đất, ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.
+ Ruộng đất cày cấy của nông dân càng ngày càng ít, đời sống bấp bênh, cực khổ.
- Tình hình xã hội:
+ Vua, quan, quý tộc Trần không quan tâm đến tình hình đất nước mà chỉ biết ăn chơi sa đọa.
+ Trong triều xuất hiện nhiều kẻ tham quan, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước.
+ Đời sống của nhân dân ngày càng cực khổ.
=> Mâu thuẫn xã hội trở nền ngày càng gay gắt, không thể điều hòa được nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã diễn ra.
Bài 2 trang 77 Lịch Sử 7: Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV?
Trả lời:
- Vào nửa cuối thế kỉ XIV, vua, quan, quý tộc Trần không còn quan tâm đến vấn đề đất nước mà chỉ biết ăn chơi, sa đọa, hưởng lạc.
- Triều đình rối ren, kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ, đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra, xã hội bất ổn.
- Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, đẩy mâu thuẫn xã hội lên cao. Do đó các phong trào đấu tranh của nhân dân liên tiếp nổ ra chống lại triều đình phong kiến thối nát.
⇒ Nhà Trần đã suy yếu, không còn đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của đất nước, tất yếu sẽ bị sụp đổ.
Bài 3 trang 77 Lịch Sử 7: Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao?
Trả lời:
- Vào nửa sau thế kỉ XIV, hàng loạt phong trào khởi nghĩa của nông dân, nô tì nổ ra ở khắp mọi nơi trên đất nước, nói lên tình trạng đất nước rối ren, xã hội bất ổn định, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc.
- Nguyên nhân là do vua, quan, quý tộc Trần không quan tâm đến tình hình đất nước chỉ lo ăn chơi, hưởng lạc. Nhân dân ngày càng cực khổ phải vùng lên đấu tranh
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 77: Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Hoàn cảnh ra đời:
- Vào cuối thế kỉ XIV, các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho triều Trần suy yếu, làng xã tiêu điều, dân định giảm sút.
- Nhà Trần không còn đủ sức cai trị đất nước như trước nữa.
- Giữa lúc đó, Hồ Quý Ly đã nắm giữ vị trí cao nhất trong triều đình.
⇒ Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua lập ra nhà Hồ.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 78: Nhà Hồ đã thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?
Trả lời:
Nhà Hồ ban hành chính sách hạn điền, hạn nô vì:
- Hoàn cảnh đất nước cuối thời Trần, do chính sách điền trang – thái ấp mà số ruộng thuộc sở hữu của tư nhân là rất lớn, ruộng công chỉ còn lại một phần nhỏ. Để thu hồi lại số ruộng tư này, hạn chế quyền lực của các vương công, quý tộc mà nhà Hồ ban hành chính sách hạn điền.
- Chính sách hạn nô để:
+ Để có thể tận dụng được nguồn nhân lực phát triển đất nước.
+ Suy giảm thế lực của những vương công, quý tộc.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 79: Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly?
Trả lời:
Nhận xét:
Nhà Hồ rất quan tâm và ban hành nhiều chính sách để phát triển và củng cố quân sự, quốc phòng.
- Tích cực sản xuất vũ khí, chế tạo ra được loại súng mới là súng thần cơ.
- Xây dựng một số thành trì kiên cố.
=> Các chính sách này đã góp phần tích cực vào xây dựng một lực lượng quân đội dùng mạnh, quy củ, được trang bị vũ khí đầy đủ.
Bài 1 trang 80 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
Trả lời:
Cải cách của Hồ Quý Ly được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực:
- Chính trị: Cải tổ hàng ngũ quan văn, quan võ, cho những người có tài năng và thân cận với mình nắm giữ.
Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn. Quy định rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền.
- Kinh tế:
+ Phát hành tiền giấy.
+ Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh thuế ruộng.
- Xã hội: Ban hành chính sách hạn nô.
- Văn hóa – giáo dục:
+ Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
+ Dịch sách Hán ra chữ Nôm, để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.
+ Sử đổi chế độ thi cử, học tập.
- Quân sự: Tăng cương củng cố quân sự, quốc phòng.
Bài 2 trang 80 Lịch Sử 7: Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.
Trả lời:
- Tiến bộ:
+ Tăng cường tính tập quyền của triều đình trung ương.
+ Góp phần giải quyết tình trạng tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần.
+ Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ: khuyến khích học hành, dịch sách Hán ra chữ Nôm.
+ Xây dựng được quân đội mạnh.
- Hạn chế:
+ Cải cách tiến bộ nhưng chưa thực tế, chưa có tính khả thi trong hoàn cảnh đất nước bấy giờ, do đó nhiều chính sách mới chỉ trên lý thuyết và chưa được thực hiện triệt để.
+ Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của nhân dân.
Bài 3 trang 80 Lịch Sử 7: Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly?
Trả lời:
Nhận xét:
Hồ Quý Ly là người tài giỏi, yêu nước, thương dân, trong hoàn cảnh đất nước khủng hoảng, rối ren cuối triều Trần đã đứng lên – khi còn là một viên quan tiến hành cải cách đất nước. Đưa ra những chính sách tiến bộ, để lại nhiều bài học cho đời sau.