Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 15
Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 69: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh.
Trả lời:
Nhận xét:
- Sau chiến tranh, nhà Trần thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt, các làng, xã chia ruộng đất cho nhân dân cày cấy và thu thuế.
- Nhà Trần khuyến khích khẩn hoang, ban thái ấp cho các vương hầu làm cho ruộng đất tư hữu thời Trần ngày càng nhiều.
⇒ Sau chiến tranh, kinh tế nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 70: Tình hình thủ công nghiệp thời Trần như thế nào?
Trả lời:
Thủ công nghiệp rất phát triển:
- Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí được mở rộng.
- Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phát triển nổi bật là nghề làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy…
- Ngoài những nghề thủ công truyền thống, nhiều ngành nghề mới xuất hiện như đóng thuyền, đi biển, khai khoáng…
- Một số thợ thủ công nghiệp tụ họp lại, lập thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề, các mặt hàng thủ công ngày càng tốt hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 70: Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào?
Trả lời:
Xã hội thời Trần gồm có các tầng lớp sau:
- Vương hầu, quý tộc: Có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ những chức vụ trọng yếu, ngày càng có nhiều ruộng tư hữu.
- Địa chủ: Giàu có, nhiều ruộng đất, thực hiện phát canh – thu tô.
- Nông dân: Là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, cày ruộng công của nhà nước.
- Thợ thủ công, thương nhân: Chiếm một tỷ lệ nhỏ và số lượng ngày càng đông lên.
- Nông nô, nô tì: Tầng lớp thấp kém nhất, bị lệ thuộc và bóc lột nặng nề.
Bài 1 trang 70 Lịch Sử 7: Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có gì mới?
Trả lời:
Điểm mới:
Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí được mở rộng.
- Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phát triển nổi bật là nghề làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy…
- Ngoài những nghề thủ công truyền thống, nhiều ngành nghề mới xuất hiện như đóng thuyền, đi biển, khai khoáng…
- Một số thợ thủ công nghiệp tụ họp lại, lập thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề, các mặt hàng thủ công ngày càng tốt hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.
Thương nghiệp:
- Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi làm xuất hiện một số thương nhân thường tập trung ở các đô thị, thương cảng.
- Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, chợ lớn.
- Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.
Bài 2 trang 70 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày vài nét về tình hình xã hội thời Trần?
Trả lời:
Tình hình xã hội thời Trần:
- Vương hầu, quý tộc: Có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ những chức vụ trọng yếu, ngày càng có nhiều ruộng tư hữu.
- Địa chủ: Giàu có, nhiều ruộng đất, thực hiện phát canh – thu tô.
- Nông dân: Là tầng lớp đong đảo nhất trong xã hội, cày ruộng công của nhà nước, nông dân lĩnh canh đông hơn trước.
- Thợ thủ công, thương nhân: Chiếm một tỷ lệ nhỏ và số lượng ngày càng đông lên.
- Nông nô, nô tì: Tầng lớp thấp kém nhất, bị lệ thuộc và bóc lột nặng nề.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 71: Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện:
- Tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn.
- Đạo Phật phát triển nhưng không bằng thời Lý.
- Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, các nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng của nhà nước.
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối… tiếp tục phát triển.
- Tập quán sống giản dị như đi chân đất, quần áo đơn giản rất phổ biến.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 72: Em hãy cho biết vài nét về tình hình văn học thời Trần? Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc?
Trả lời:
- Tình hình văn học thời Trần:
+ Văn học chữ Hán chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc được phát triển mạnh ở thời Trần.
+ Nền văn học chữ Nôm bắt đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Thuyên, Hồ Quý Ly, Nguyễn Sĩ Cố…
- Văn học thời Trần phát triển mạnh mang đậm lòng yêu nước tự hào dân tộc vì:
Hoàn cảnh đất nước, nhà Trần phải đối mặt với những cuộc kháng chiến lớn, mang lại những thắng lợi vẻ vang. Đây chính là niềm tự hào của người dân Việt.
=> Nhiều tác phẩm ra đời để cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân ta, ca ngợi những chiến công hiển hách mà ta đã đạt được.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 72: Em hãy trình bày vài nét về tình hình giáo dục thời Trần. Em có nhận xét gì về tình hình đó?
Trả lời:
Tình hình giáo dục thời Trần:
- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.
- Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công.
- Các làng xã đều có trường tư.
- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. Chu Văn An là một thầy giáo tiêu biểu thời Trần.
- Nhận xét: Tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn thời Lý. Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài giúp nước, do đó nhiều nhân tài đã được trọng dụng để phát triển đất nước.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 72: Em hãy trình bày vài nét về khoa học – kỹ thuật thời Trần. Em có nhận xét gì về tình hình đó?
Trả lời:
Khoa học:
- Sử học: Thành lập Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272, biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí
- Quân sự: Tác phẩm Binh thư yếu lược nổi tiếng ra đời.
- Y học: Có nhiều công trình nghiên cứu của Tuệ Tĩnh về cây thuốc nam, và cách chữa bệnh bằng thuốc nam.
- Thiên văn học: có nhiều đóng góp tiêu biểu là nhà thiên văn học Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.
Kỹ thuật:
Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công đã chế tạo được súng thần cơ và đóng được các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.
=> Nhận xét: Khoa học – Kỹ thuật có nhiều bước phát triển quan trọng hơn hẳn thời Lý. Đây chính là sản phẩm của một nền giáo dục phát triển.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 73: Hãy giới thiệu những nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần.
Trả lời:
Những nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần:
- Kiến trúc: xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới, có gia trị ra đời: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa). Tu sửa lại một số công trình có quy mô lớn.
- Điêu khắc: Ở các lăng mộ vua và quý tộc Trần có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và cá quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.
Bài 1 trang 73 Lịch Sử 7: Em có nhận xét gì về tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần?
Trả lời:
Nhận xét:
Nhà Trần quan tâm đến vấn đề phát triển văn hóa, đặc biệt là nền giáo dục. Nho học ngày càng chiếm vị trí cao, do đó đào tạo được nhiều nhân tài ra giúp nước.
=> Đây chính là cơ sở để văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần có bước phát triển vượt bậc và để lại nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.
Bài 2 trang 73 Lịch Sử 7: Tại sao văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển?
Trả lời:
Thời Trần có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển văn học, khoa học, giáo dục:
- Đất nước ổn định.
- Kinh tế phát triển, xã hội yên ấm.
- Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm đến phát triển văn học, khoa học, giáo dục.
- Do hoàn cảnh đất nước phải đối mặt với nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nên đòi hòi cần có văn học để cổ vũ tinh thần chiến đấu cũng như ghi lại những trang sử vẻ vang, cần có khoa học – kỹ thuật để chế tạo nhiều công cụ và phương tiện chiến đấu.