Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế Kết nối tri thức

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế Kết nối tri thức để bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 11 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức

Em hãy nghe các trích đoạn trong bài hát: Bài ca xây dựng (sáng tác: Hoàng Vân); Em đi làm tín dụng (sáng tác: Nguyễn Văn Tý).

1/ Hãy cho biết nhân vật chính trong các bài hát là ai?

2/ Họ đang tham gia vào các hoạt động nào trong nền kinh tế?

Lời giải

1/ Nhân vật chính trong “Bài ca xây dựng” là những người thợ xây, nhân vật chính trong bài “Em đi làm tín dụng” là cán bộ ngân hàng.

2/ Những người thợ xây đã tham gia vào hoạt động sản xuất trong nền kinh tế còn cán bộ ngân hàng tham gia vào hoạt động dịch vụ.

1. Chủ thể sản xuất

Câu hỏi trang 12 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức: Em hãy quan sát tranh kết hợp đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2

Các nhân vật trong các bức tranh và anh Q tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì? Họ có đóng góp gì cho đời sống xã hội?

Lời giải

- Các nhân vật trong bức tranh và anh Q tham gia nền kinh tế với vai trò là chủ thể sản xuất.

- Họ đã sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụ những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với điều kiện nguồn lực khan hiếm.

2. Chủ thể tiêu dùng

Câu hỏi trang 13 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức: Em hãy quan sát tranh kết hợp đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2

1/ Các nhân vật trong bức tranh tham gia nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?

2/ Người tiêu dùng có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội? Tại sao người tiêu dùng phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội?

Lời giải

1/ Các nhân vật trong bức tranh tham gia nền kinh tế với vai trò là chủ thể tiêu dùng.

2/ Người tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, họ là động lực của sự sản xuất, có vai trò định hướng cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của xã hội.

3. Chủ thể trung gian

Câu hỏi trang 13 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức: Em hãy quan sát tranh kết hợp đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2

đóng góp gì cho đời sống xã hội?

Lời giải

- Trong bức tranh thứ nhất, chủ thể tham gia hoạt động kinh tế là nhà phân phối hàng hóa. Trong bức tranh thứ hai, chủ thể tham gia hoạt động kinh tế là môi giới việc làm.

- Hoạt động của họ có vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, những người có nhu cầu với việc làm và người có nhu cầu thuê người làm, có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội.

4. Chủ thể nhà nước

Câu hỏi 1 trang 14 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức: Em hãy cùng nhóm học tập quan sát hình ảnh, đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2

Nội dung các bức tranh trên thể hiện nhà nước đã làm gì để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế được tự chủ, tổ chức các hoạt động kinh tế thuận lợi?

Lời giải

Nhà nước đã thực hiện các chính sách và các chiến lược như giãn nợ, miễn giảm thuế, các chương trình xóa đói giảm nghèo,… để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế dược tự chủ, tổ chức các hoạt động kinh tế thuận lợi.

Câu hỏi 2 trang 14 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức: Em hãy cùng nhóm học tập quan sát hình ảnh, đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2

Thông tin 1 cho thấy Nhà nước đã làm gì trước những khó khăn của nền kinh tế do tác động của Đại dịch Covid – 19?

Lời giải

Thông tin 1 cho thấy Nhà nước đã nhanh chóng ban hành những cơ chế, chính sách giãn nợ, miễn giảm thuế,… nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh.

Câu hỏi 3 trang 14 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức: Em hãy cùng nhóm học tập quan sát hình ảnh, đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2

Thông tin 2 cho biết nhà nước đã làm gì để giải quyết vấn đề đói nghèo trong xã hội, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, đảm bảo định hướng xã hội?

Lời giải

Thông tin 2 cho biết Nhà nước luôn đặt vấn đề giải quyết đói nghèo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của cả nước và từng địa phương. Nhà nước đã triển khai các chương trình xóa đói giảm nghèo đến các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Điều đó đã thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Luyện tập và vận dụng SGK KTPL 10 Kết nối tri thức

Luyện tập 1 trang 15 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2

1/ Em hiểu thế nào là tiêu dùng an toàn?

2/ Để thực hiện tiêu dùng an toàn, vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất, chủ thể trung gian được thể hiện như thế nào?

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2

1/ Em hãy nêu những đóng góp của tập đoàn N đối với đời sống xã hội.

2/ Theo em, thông qua tập đoàn N, nhà nước thể hiện vai trò chủ thể kinh tế như thế nào?

Lời giải

Trường hợp a.

- Yêu cầu số 1: Tiêu dùng an toàn là tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ trong cuộc sống thường ngày an toàn, thuận lợi, với chất lượng cao và giá cả phù hợp; cũng như được tiếp nhận nhanh và xử lý thỏa đáng những khiếu nại về chất lượng hàng hóa và dịch vụ.

- Yêu cầu số 2: Vai trò của:

+ Người tiêu dùng: Tiêu dùng thông minh, chọn lọc sản phẩm tốt để định hướng, tạo động lực cho sản xuất tiến bộ và phát triển. Có trách nhiệm với sự phát triển bền vững của xã hội do họ có khả năng lọc bỏ những hàng hóa kém chất lượng, không an toàn và giá cả không phù hợp trên thị trường.

+ Người sản xuất: Quan tâm đến chất lượng, số lượng và cách thức sản xuất hàng hóa để đạt được hiệu quả tốt nhất cho chính bản thân, người tiêu dùng và toàn xã hội. Có trách nhiệm với sức khỏe của người tiêu dùng, sản xuất và cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại đến sức khỏe, an toàn, thuận lợi, với chất lượng cao và giá cả phù hợp.

+ Chủ thể trung gian: Cung cấp thông tin chính xác, bảo đảm thông tin xác thực về hàng hóa, dịch vụ cho bên mua và thị hiếu tiêu dùng cho bên bán để tạo nên một nên kinh tế linh hoạt và hiệu quả hơn, nơi mà hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả phù hợp được lưu hành trên thị trường.

Trường hợp b.

- Yêu cầu số 1: Tập đoàn N đã sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, đầu tư, kinh doanh về lĩnh vực bưu chính - viễn thông giúp thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng trong lĩnh vực này. Đồng thời họ cung cấp dịch vụ số cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên cả nước và phát triển mạnh giải pháp đô thị hóa. Tạo ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụ những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với điều kiện nguồn lực khan hiếm.

- Yêu cầu số 2: Thông qua tập đoàn N, nhà nước thể hiện vai trò chủ thể kinh tế:

+ Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho tập đoàn N tham gia lĩnh vực bưu chính – viễn thông, dịch vụ số và giải pháp đô thị hóa.

+ Tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định để tập đoàn N an tâm tham gia sản xuất tạo của cải cho xã hội.

+ Đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Luyện tập 2 trang 15 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức: Nhận xét việc thực hiện trách nhiệm công dân của các chủ thể kinh tế khi tham gia các hoạt động kinh tế trong những trường hợp sau:

Trường hợp a

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2

1/ Anh V đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo việc làm, thu nhập cho bản thân và thể hiện trách nhiệm công dân khi tham gia hoạt động kinh tế như thế nào?

2/ Em có suy nghĩ gì từ câu chuyện lập nghiệp của anh V?

Trường hợp b

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2

1/ Nêu nhận xét của em về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

2/ Em đã cùng gia đình mưu hưởng ứng cuộc vận động này như thế nào?

Lời giải

Trường hợp a.

Yêu cầu số 1:

- Anh V đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo việc làm, thu nhập cho bản thân bằng cách sử dụng một số tiền nhỏ sau vài năm làm thuê để làm vốn mua phông bạt, bàn ghế để làm dịch vụ cho thuê. Sau đó dưới sự tư vấn của cán bộ xã, anh vay tiền từ ngân hàng để làm vốn rồi đầu tư mở rộng từ dịch vụ cho thuê thành một chuỗi hoạt động kinh doanh sự kiện trọn gói.

- Anh V đã thể hiện trách nghiệm công dân khi tham gia hoạt động kinh tế: Tạo công ăn việc làm ổn định cho bản thân, gia đình và gần chục thanh niên trong xã. Cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và lợi ích của khách hàng. Đồng thời anh V còn giúp đỡ, hỗ trợ tích cực những người có hoàn cảnh khó khăn.

Yêu cầu số 2: Không gục ngã trước khó khăn, tư duy khởi nghiệp, thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của công dân khi tham gia hoạt động kinh tế, giúp đỡ mọi người,….

Trường hợp b.

Yêu cầu số 1: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mang ý nghĩa đặc biệt. Cuộc vận động đã phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là cuộc vận động mang tính quan trọng, cần thiết được thực hiện để đảm bảo sự nghiệp phát triển bền vững nền kinh tế nước nhà.

Yêu cầu số 2:

- Đẩy mạnh tiêu dùng hàng hóa Việt Nam trong nhà (máy lạnh, lò vi sóng, hoa quả, gạo,…)

- Tuyên truyền cho những người thân, hàng xóm, đồng nghiệp, bạn học cùng tham gia cuộc vận động,…

Luyện tập 3 trang 15 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức: Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống a. Nghe tin nông dân một số nơi đang lao đao vì hàng tấn nông sản không tiêu thụ được, T rủ H ra siêu thị mua 5kg củ cải về ăn dần nhưng bị ngăn là “nhà chỉ co hai mẹ con, cậu mua nhiều củ cải làm gì?”

Nếu là T, em sẽ nói gì với H?

Tình huống b. Chị P vui mừng báo tin cho K có công ty môi giới việc làm trên mạng Internet giới thiệu chị làm nhân viên bán hàng của siêu thị X với mức lệ phí môi giới 300.000 đồng.

Nếu là K, em sẽ nói gì với chị P?

Lời giải

- Xử lí tình huống a. Nếu là T, em sẽ nói với H rằng hiện nay đang có rất nhiều người nông dân lao đao vì hàng ngàn tấn nông sản không tiêu thụ được. Nếu cứ như vậy sẽ dẫn đến một lượng lớn nông sản hỏng, gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại lớn đến vốn của những người nông dân. Điều này sẽ dẫn đến không kích thích được việc sản xuất, sẽ gây ra thiếu nguồn cung vào năm sau, dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước.

- Xử lí tình huống b. Nếu là K, em sẽ chúc mừng chị P vì đã tìm thấy công việc, tuy nhiên em sẽ nhắc nhở với P về các vụ việc lừa đảo của những nơi đội lốt công ty môi giới việc làm trên mạng để lừa lệ phí từ người dân. Qua đó, nhắc nhở thêm chị P về việc tìm hiểu thật kĩ những thông tin liện quan đến công ty môi giới hay siêu thị X để phát giác những điều bất thường trong lời giới thiệu, tránh mất tiền lãng phí.

Vận dụng 1 trang 16 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức: Em hãy viết bài chia sẻ việc bản thân hoặc gia đình em đã tham gia nền kinh tế với tư cách một chủ thể kinh tế và đã thể hiện vai trò của chủ thể đó như thế nào.

Lời giải

(Hướng dẫn): Ví dụ bản thân các em khi đi mua đồ đang đóng vai trò là chủ thể tiêu dùng, có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bèn vững của xã hội.

Vận dụng 2 trang 16 SGK KTPL 10 Kết nối tri thức: Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông (viết khẩu hiệu, vẽ tranh) thể hiện thông điệp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Lời giải

- (Hướng dẫn): Có thể lựa chọn các chủ đề tham gia hoạt động tiêu dùng mua bán hoặc hoạt động sản xuất thể hiện các biện pháp thân thiện với môi trường như sử dụng túi giấy hoặc găng tay nhanh phân hủy,… Có thể sử dụng sắc xanh làm sắc màu chủ yếu để thể hiện chủ đề bảo vệ môi trường

------------------------------------------------

Bài tiếp theo: Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 3: Thị trường

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế Kết nối tri thức. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK KTPL 10 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, Toán 10 Kết nối tri thức...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức

    Xem thêm