Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 20 CD
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam CD để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK KTPL 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 20 CD
Mở đầu trang 124 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cùng các bạn tham gia “Thi đố nhanh”: hãy kể tên những văn bản pháp luật mà em biết. Nhóm nào kể được nhiều nhất và nhanh nhất các văn bản pháp luật sẽ thắng cuộc.
Lời giải:
- Hiến pháp.
- Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện/xã.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, xã,…
1. Hệ thống cấu trúc pháp luật
Câu hỏi trang 124 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và cho biết đâu là quy phạm pháp luật và đâu là ngành luật.
Thông tin 1: Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 173 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Thông tin 2: Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập (điểm c, khoản 2, Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
Thông tin 3: Luật Dân sự, Luật hành chính, Luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tố tụng hình sự.
Thông tin 4: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm (khoản 1 Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
Lời giải:
- Thông tin 1, 2, 4 là Quy phạm pháp luật.
- Thông tin 3 là Ngành luật.
2. Hệ thống văn bản pháp luật
Câu hỏi trang 126 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Em hãy cho biết Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Hình sự tuân theo thức bậc như thế nào?
b) Các văn bản pháp luật trên có nằm trong cùng một hệ thống không? Biểu hiện như thế nào?
Lời giải:
Yêu cầu a) Hiến pháp => Bộ luật Hình sự và Luật Bảo vệ môi trường.
Yêu cầu b) Các văn bản pháp luật này đều nằm trong cùng một hệ thống, được tuân theo thứ bậc, trong đó văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với Hiến pháp, và văn bản do cơ quan cấp trên ban hành.
3. Luyện tập
Luyện tập 1 trang 127 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy sắp xếp các văn bản pháp luật dưới đây ở mỗi lĩnh vực theo thứ tự từ cao xuống thấp:
a) Luật Bảo vệ môi trường, Hiến pháp, Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
b) Hiến pháp, Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Luật giao thông đường bộ.
c) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, Hiến pháp, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Lời giải:
a) Hiến pháp => Luật Bảo vệ môi trường => Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
b) Hiến pháp => Luật giao thông đường bộ => Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
c) Hiến pháp => Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục => Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
Luyện tập 2 trang 127 Kinh tế và Pháp luật 10: Xử lý tình huống:
Tình huống a. Ủy ban nhân dân huyện N ban hành quyết định phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù), với mức 150.000 – 250.000 đồng. Được biết, Điều 6 Nghị định số 100/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt những đối tượng này với mức từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N có đúng theo trật tự của hệ thống văn bản pháp luật hay không? Giải thích vì sao.
Tình huống b. Hội đồng nhân dân tỉnh D ra Nghị quyết về mức phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn tỉnh đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên không quá 100.000 đồng/người/lượt. Thế những, Ủy ban nhân dân huyện K đã ra quyết định thu phí tham quan các địa điểm này với mức cao nhất là 130.000đ/người/lượt.
Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện K thu phí tham quan cao hơn quy định trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là đúng hay sai? Vì sao?
Lời giải:
- Xử lí tình huống a. Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N đúng theo trật tự của hệ thống văn bản pháp luật, tuân thủ đúng mức phạt như trong Nghị định đã đề ra.
- Xử lí tình huống b. Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện K thu phí tham quan cao hơn quy định trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là sai vì quyết định tự ý tăng giá phí thăm quan là trái với cơ quan cấp trên đã ban hành.
------------------------------
Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam CD. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 CD. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 CD, Toán 10 CD...