Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7 CD

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7 CD được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Mở đầu trang 42 SGK KTPL 10 CD

Em hãy cùng bạn liệt kê các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và lấy ví dụ về mô hình sản xuất kinh doanh của các chủ thể đó.

Lời giải

- Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,…

- Ví dụ:

+ Cá nhân: anh An nuôi gà tại nhà.

+ Hộ gia đình: gia đình bác Lan nuôi bò sữa trên nông trại của hộ già đình.

+ Doanh nghiệp: Công ty A chuyên sản xuất quần áo may mặc.

1. Sản xuất kinh doanh và vai trò của sản xuất kinh doanh

Câu hỏi trang 42 SGK KTPL 10 CD: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7 CD

a) Em hãy mô tả quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm được đề cập trong hình ảnh trên và chỉ ra các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm đó

b) Theo em, mục đích của việc sản xuất kinh doanh là gì?

Lời giải

Yêu cầu a)

- Mô tả quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm được đề cập trong hình ảnh trên:

+ Bước 1: Nuôi bò lấy sữa.

+ Bước 2: Cho sữa vào các bồn chứa sữa.

+ Bước 3: Kiểm tra chất lượng sữa và qua thiết bị đo lường, lọc và nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh.

+ Bước 4: Chế biến.

+ Bước 5: Chuyển thành phẩm đến các khu vực.

- Các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm đó là: lao động, vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.

Yêu cầu b) Theo em, mục đích của việc sản xuất kinh doanh là thu lợi nhuận.

Câu hỏi trang 43 SGK KTPL 10 CD: Chè là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Với xu hướng tiêu dùng và nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng, việc sản xuất chè hữu cơ đã giúp người trồng chè ở các vùng chè đặc sản nổi tiếng ở Thái Nguyên có thu nhập cao và thu hút ngày càng nhiều lao động vào sản xuất kinh doanh. Không những thế, che Thái Nguyên còn được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại nguồn thu cho đất nước.

(Theo Bảo Dân sinh, ngày 14/10/2020)

a) Theo em, sản xuất kinh doanh có vai trò gì đối với người tiêu dùng?

b) Em hãy cho biết việc sản xuất kinh doanh chè mang lại lợi ích gì cho các chủ thể của nền kinh tế?

Lời giải

Yêu cầu a) Theo em, sản xuất kinh doanh có vai trò giúp người tiêu dùng có thu nhập cao, có được lợi nhuận, giải quyết việc làm cho người lao động .

Yêu cầu b) Việc sản xuất kinh doanh chè mang lại cho các chủ thể của nền kinh tế thu nhập cao và thu hút ngày càng nhiều lao động vào sản xuất kinh doanh, mang lại nguồn thu cho đất nước.

2. Các mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mỗi mô hình

Câu hỏi trang 43 SGK KTPL 10 CD: Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi:

Thông tin 1. Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì uỷ quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình uỷ quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyển, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Thông tin 2. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình cho hiệu quả cao. Trong giai đoạn 2015 – 2020, toàn huyện có hơn 40 nghìn lượt hộ hội viên nông dân đăng ký tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Các hộ gia đình trên địa bàn huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế có hiệu quả như nuôi bò vỗ béo hưởng thịt ở các xã Cao Phong, Tử Yên, Hải Lưu, nuôi bỏ ni sinh sản ở các xã Nhạo Sơn, Tử Yên, Đôn Nhân, Như Thụy, nuôi lợn ở xã Lãng Công,…

(Theo baninhpluc.com.vn ngày 06/8/2020)

Trường hợp. A sinh ra trong một miền quê và gia đình gắn bó với nghề làm nón lá truyền thống. A được bố mẹ truyền lại kinh nghiệm làm nón và những bí quyết riêng để tạo ra những chiếc nón đẹp. Những ngày cuối tuần được nghỉ học, A thường phụ giúp bố mẹ làm nón. Với quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp nên thu nhập của gia đình không lớn. Những năm gần đây, thấy tình hình tiêu thụ nón là khó khăn, các hộ gia đình trong làng đã tìm cách đưa nón lá của quê hương mình đến những vùng miền khác và xuất khẩu đi một số nước. A mong muốn sau này sẽ tiếp tục nghề truyền thống của gia đình mình để đưa những chiếc nón lá – một nét đẹp văn hóa Việt Nam đến khắp nơi trên thế giới.

a) Em hãy căn cứ vào các thông tin để xác định chủ thể của mô hình kinh tế hộ gia đình.

b) Em hãy liệt kê lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ gia đình ở thông tin 2 và trường hợp trên.

c) Em có ý kiến như thế nào về nhận định: Mô hình kinh tế hộ gia đình thường có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn đầu tư thấp?

Lời giải

Yêu cầu a) Chủ thể của mô hình kinh tế hộ gia đình là: hộ gia đình.

Yêu cầu b)

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ gia đình ở thông tin 2 là: nông nghiệp

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ gia đình ở trường hợp trên là: tiểu thủ công nghiệp.

Yêu cầu c) Em đồng ý với nhận định: “Mô hình kinh tế hộ gia đình thường có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn đầu tư thấp”. Vì quy mô sản xuất kinh doanh thường nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.

Câu hỏi trang 45 SGK KTPL 10 CD: Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi:

Thông tin 1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

(Theo Điều 3, Luật Hợp tác xã Luật số 23/2012/QH13)

Em hãy căn cứ vào thông tin 1 để xác định chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã? Theo em, mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành như thế nào? Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên là gì?

Lời giải

- Chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã là: tập thể.

- Theo em, mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành trên tinh thần tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên là tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Câu hỏi trang 45 SGK KTPL 10 CD: Thông tin 2. Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xuất hiện mô hình kinh tế hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với cách sản xuất kinh doanh mới Bình Thuận hiện có khoảng 180 hợp tác xã, được hình thành một cách tự nguyện giữa các xã viên với hơn 47 800 thành viên. Các hợp tác xã vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, bên cạnh việc cùng sản xuất vả cùng kinh doanh, tạo ra thu nhập thì hợp tác xã còn góp phần tạo ra việc làm cho thành viên, giảm được tình hình thất nghiệp của xã hội, tạo điều kiện phát triển cho những cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập. Tiêu biểu là hợp tác xã nông nghiệp Lạc Tánh huyện Tánh Linh trồng nấm linh chỉ, nằm rơm và sản xuất phân hữu cơ; tại hợp tác xã Bình Minh huyện Bắc Bình trồng dưa lưới trong nhà màng, hợp tác xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc trồng thanh long ứng dụng khoa học công nghệ, chế biến thành công rượu vang từ quả thanh long,…

(Theo dantocmiennui.vn, ngày 07/12 2019)

Em hãy cho biết những lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào của các hợp tác xã được nhắc đến ở thông tin 2? Em hãy liệt kê các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của hợp tác xã mà em biết.

Lời giải

- Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã được nhắc đến ở thông tin 2 là: hợp tác xã nông nghiệp Lạc Tánh huyện Tánh Linh trồng nấm linh chỉ, nằm rơm và sản xuất phân hữu cơ; tại hợp tác xã Bình Minh huyện Bắc Bình trồng dưa lưới trong nhà màng, hợp tác xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc trồng thanh long ứng dụng khoa học công nghệ, chế biến thành công rượu vang từ quả thanh long,…

- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của hợp tác xã mà em biết là: Hợp tác xã Nông nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Rạng Đông có trụ sở ở thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) chuyên sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực như trồng cà phê, cao su, rau sạch, trồng cây ăn quả.

Câu hỏi trang 46 SGK KTPL 10 CD: Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi

Tình huống. Gia đình Lan là hộ chuyên canh rau ở vùng ngoại thành. Do sản xuất với quy mô nhỏ và bố mẹ Lan phải tự tiêu thụ nên thu nhập thấp, không ổn định. Những năm gần đây, ở quê Lan xuất hiện mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp chuyên cung cấp rau, thịt an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho các xã viên. Nhiều hộ gia đình xung quanh nhà Lan đã tham gia hợp tác xã, được cán bộ hồ trợ về kĩ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh và hợp tác xã đứng ra thu mua sản phẩm. Gia đình Lan băn khoăn không biết có nên tham gia hợp tác xã hay không.

Em hãy đọc tình huống bên và đưa ra ý kiến của em để giúp gia đình Lan lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp.

Lời giải

- Ý kiến: gia đình Lan nên tham gia hợp tác xã để nhận được sự giúp đỡ từ các thành viên trong hợp tác xã về nguồn tiêu thụ, thị trường, công nghệ trồng rau cũng như nguồn vốn. Từ đó có thể phát triển việc kinh doanh của gia đình, nâng cao chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Câu hỏi trang 46 SGK KTPL 10 CD: Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14 (trích)

Điều 4. Giải thích thuật ngữ

10. Doanh nghiệp là tô chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ki thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phân có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tô chức, cá nhân.

Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước

1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phân, bao gồm:

a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 111. Công ty cổ phần

1. Công ty có phân là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng có đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

a) Em hãy căn cứ vào thông tin trên để xác định đặc điểm về pháp lí của doanh nghiệp.

b) Hãy liệt kê các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên và cho biết đặc điểm về nguồn gốc hình thành vốn của từng loại hình doanh nghiệp đó. Ngoài các loại hình trên, em còn biết các loại hình doanh nghiệp nào khác?

c) Em hãy phân biệt các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên.

Lời giải

a) Đặc điểm về pháp lí của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.

b) Các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

+ Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

+ Công ty cổ phần:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng có đổng tôi thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Các loại hình doanh nghiệp khác:

+ Công ty hợp danh

c)

Loại hình doanh nghiệp

Đặc điểm

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

Doanh nghiệp nhà nước

Được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Công ty cổ phần

Số lượng có đổng tôi thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Câu hỏi trang 47 SGK KTPL 10 CD: Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7 CD

a) Em hãy quan sát hình ảnh trên và cho biết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nhận xét về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Theo em, nếu căn cứ vào quy mô thì có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại nào?

Lời giải

a) Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

+ Nông, lâm, thủy sản.

+ Công nghiệp và xây dựng.

+ Dịch vụ.

- Nhận xét về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

+ Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, ngành nông lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất.

+ Doanh nghiệp ngoài nhà nước nhiều nhất, doanh nghiệp nhà nước ít nhất.

+ Doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ xuất hiện nhiều, doanh nghiệp lớn xuất hiện ít.

b) Căn cứ vào quy mô thì có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại:

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ.

+ Doanh nghiệp nhỏ.

+ Doanh nghiệp vừa.

+ Doanh nghiệp lớn.

Luyện tập và vận dụng SGK KTPL 10 CD

Luyện tập 1 trang 48 SGK KTPL 10 CD: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Phát triển sản xuất kinh doanh góp phản giải quyết việc làm cho chủ thể sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chát và tình thần cho người lao động, giảm bớt tệ nạn xã hội.

B. Sản xuất kinh doanh chỉ nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ thể sản xuất.

C. Khi doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận thì nền kinh tế, đất nước càng phát triên.

D. Nên tập trung phát triển các ngành sản xuất kinh doanh hiện đại, giảm bớt các nghề truyền thống ở địa phương.

Lời giải

- Đồng tình với các ý kiến sau:

+ A. Phát triển sản xuất kinh doanh góp phản giải quyết việc làm cho chủ thể sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chát và tình thần cho người lao động, giảm bớt tệ nạn xã hội.

+ C. Khi doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận thì nền kinh tế, đất nước càng phát triển.

- Không đồng tình với các ý kiến:

+ B. Sản xuất kinh doanh chỉ nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ thể sản xuất.

Bởi vì: Sản xuất kinh doanh còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.

+ D. Nên tập trung phát triển các ngành sản xuất kinh doanh hiện đại, giảm bớt các nghề truyền thống ở địa phương.

Bởi vì có thể phát triển các ngành sản xuất kinh doanh hiện đại bên cạnh đó sẽ tạo ra nhiều hình thức khác nhau để đồng thời phát triển các nghề truyền thống ở địa phương.

Luyện tập 2 trang 48 SGK KTPL 10 CD: Em hãy lựa chọn một điển hình kinh tế hộ gia đình mang lại hiệu quả kinh tế ở địa phương và chia sẻ với các bạn trong lớp

Lời giải

Anh Vũ Văn Mến, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, vụ vải năm nay còn đặc biệt hơn khi vải thiều Lục Ngạn đã chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Do đã được "cấp giấy thông hành" ở thị trường khó tính nên các hộ đều cam kết thực hiện nghiêm ngặt. Bây giờ họ không phải lo đầu ra, vì đã có hợp tác xã và các công ty xuất nhập khẩu tiêu thụ, giá bán lại cao hơn bình thường từ 15-25%, vì thế năm nay nhiều hộ dân ở Quý Sơn, Lục Ngạn chuyển sang trồng vải sạch. Chỉ riêng nhóm anh phụ trách có 7 hộ tham gia, tổng diện tích hơn 10 ha. Toàn xã Quý Sơn có hơn 37 ha vải trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Đó chính là những kinh tế hộ gia đình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Luyện tập 3 trang 48 SGK KTPL 10 CD: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

Nhóm của Oanh và Hùng tranh luận về mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Oanh: Tớ cho rằng mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận thông qua việc sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ để phục vụ người tiêu dùng.

- Hùng: Mình thì cho rằng, mục tiêu trước hết của doanh nghiệp là lợi nhuận. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp hoạt động không chỉ vỉ mục tiêu lợi nhuận mà còn hướng đến yêu tố cộng đồng, xã hội và môi trường.

a) Em tán thành hay không tán thành với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

b) Em hãy cùng bạn lấy một ví dụ để làm rõ các mục tiêu của một doanh nghiệp cụ thể mà em biết.

Lời giải

a) Em tán thành ý kiến của bạn Hùng.

Em không tán thành ý kiến của bạn Oanh. Bởi vì bên cạnh lợi nhuận, ngày nay các doanh nghiệp còn hướng đến yếu tố cộng đồng, xã hội và môi trường.

b) Ví dụ về doanh nghiệp Néscafe:

Kể từ khi triển khai vào năm 2011, Dự án Nescafé Plan đã mang đến nhiều cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới, tạo tác động tích cực đến sự phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam. Dự án đã phối trên 46 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới người nông dân; cải tạo 46.000 hecta diện tích cà phê già cỗi tại khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động tái canh; hỗ trợ phát triển và xây dựng công cụ quản lý nhật ký nông hộ dựa trên công nghệ số nhằm kết nối chặt chẽ hơn giữa nông dân với các chuyên gia của Nescafé Plan, giúp nông dân quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, thay thế việc quản lý bằng giấy tờ. Đồng thời tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 260.000 lượt nông dân với sự tham gia của các kỹ sư nông nghiệp; tiết kiệm 40% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.Nescafé Plan đã giúp 21.000 nông hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C và tăng trên 30% thu nhập cho người nông dân với chương trình Nescafé Plan.

Luyện tập 4 trang 49 SGK KTPL 10 CD: Em hãy cùng bạn thảo luận về xu hướng của thị trường, lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp trong thời gian tới

Lời giải

- Xu hướng kinh doanh hộ gia đình: “Quán ăn Online” với xu hướng hiện tại của người tiêu dùng, hộ gia đình thường mở các quán ăn cùng với việc phát triển cửa hàng online để khách hàng có thể đặt hàng mà không cần tới quán.

- Xu hướng kinh doanh hợp tác xã: phát triển theo hướng hữu cơ, chuẩn hữu cơ, áp dụng nhiều khoa học – kĩ thuật, cải thiện quá trình logistics.

- Xu hướng kinh doanh doanh nghiệp: tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh áp dụng những kĩ thuật mới.

Luyện tập 5 trang 49 SGK KTPL 10 CD: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và đưa ra lời khuyên với các bạn trong tình huống đó.

a) Địa phương của Hưng có nghề sản xuất bánh kẹo truyền thông. Mặc dù các loại bánh kẹo trên thị trường rất đa dạng nhưng hương vị bánh kẹo truyền thống của quê Hưng vẫn vẹn nguyên suốt từ bao đời nay. Đặc biệt, mỗi dịp tết đến, xuân về, nhà nào cũng đỏ lửa, luôn tay làm cả ngày mà vẫn không kịp hàng để giao cho khách. Hưng muốn sau này sẽ tiếp tục nghề truyền thống của địa phương nhưng anh trai của Hưng thì cho rằng sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thống không phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Em hãy nhận xét sự lựa chọn lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Hưng. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của anh trai bạn Hưng? Vì sao?

b) Chị gái của Kiên mở cửa hàng quần áo thời trang trên phố. Chi phí thuê địa điểm, nhân viên ngày càng tăng nên lời lãi không được bao nhiêu. Mặt khác, xu hướng, mua sắm trực tuyến ảnh hưởng lớn việc tiêu thụ của cửa hàng. Thấy công việc kinh doanh của chị gái ế ẩm, Kiên khuyên chị nên chuyển sang hình thức kinh doanh online, mở gian hàng trên các chợ thương mại điện tử, đăng hình ảnh quảng cáo chất lượng sản phẩm cao hơn thực tế để thu hút khách hàng.

Em hãy nhận xét lời khuyên của Kiên cho công việc kinh doanh của chị gái. Theo em, việc kinh doanh trực tuyến có ưu điểm và nhược điểm gì? Nếu em là chủ thể kinh doanh trực tuyến, em sẽ đưa ra những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh của mình?

Lời giải

a) Em không đồng tính với ý kiến của anh trai Hưng.

Bởi vì hương vị bánh kẹo truyền thống vẫn luôn giữ được vị ngon và ý nghĩa riêng, có lượng tiêu thụ lớn. Chúng ta chỉ nên thay đổi hình thức quảng cáo, thay đổi mô hình kinh doanh để thích hợp với bối cảnh hiện nay chứ không cần phải ngừng kinh doanh sản phẩm truyền thông này.

b) Em đồng ý với lời khuyên của Kiên.

– Ưu điểm của việc kinh doanh trực tuyến:

+ Không tốn quá nhiều chi phí đầu từ ban đầu.

+ Chi phí cho việc quản lý thấp, dễ dàng quản lý.

+ Mang sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng nhanh nhất

+ Linh hoạt về thời gian, khách hàng có thể chủ động thời gian mua hàng, không phụ thuộc vào giờ mở - đóng cửa hàng.

+ Tránh được tình trạng chen lấn của khách hàng khi đến cửa hàng vào thời gian cao điểm và những vấn đề phát sinh.

- Nhược điểm:

+ Khách hàng không xác định được chính xác mình đã mua hàng của ai.

+ Khó khăn trong vấn đề tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng, khó làm lên thương hiệu do hiện tượng lừa đảo diễn ra ngày càng phổ biến.

+ Nhiều người lo sợ về chất lượng hàng hóa.

- Nếu em là chủ thể kinh doanh trực tuyến, em sẽ đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh của mình như:

+ Tìm hiểu thị trường để có thể chọn sản phẩm kinh doanh hiệu quả.

+ Thường xuyên đăng các bài viết thu hút trên kênh online.

+ Sử dụng phần mềm quản bán hàng online để giúp quản lý tốt sản phẩm, dịch vụ, khách hàng.

+ Tuân thủ đúng những quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh để tạo dựng lòng tinh với khách hàng.

Vận dụng 1 trang 49 SGK KTPL 10 CD: Em hãy cùng bạn lập kế hoạch tổ chức một buổi toạ đàm về chủ để “Vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển của địa phương”

Lời giải

- Mở đầu:

+ Giới thiệu khách mời.

+ Tuyên bố lý do: để mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng sản xuất kinh doanh ở địa phương, từ đó có điều chỉnh phương thức kinh doanh phù hợp.

- Nội dung chính:

+ Các loại hình sản xuất kinh doanh.

Kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hợp tác xã

Doanh nghiệp

+ Nhận định loại hình phù hợp tại địa phương.

+ Cung cấp giải pháp kinh doanh cho người dân tại địa phương.

Xu hướng kinh doanh hộ gia đình: “Quán ăn Online” với xu hướng hiện tại của người tiêu dùng, hộ gia đình thường mở các quán ăn cùng với việc phát triển cửa hàng online để khách hàng có thể đặt hàng mà không cần tới quán.

Xu hướng kinh doanh hợp tác xã: phát triển theo hướng hữu cơ, chuẩn hữu cơ, áp dụng nhiều khoa học – kĩ thuật, cải thiện quá trình logistics.

Xu hướng kinh doanh doanh nghiệp: tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh áp dụng những kĩ thuật mới.

- Kết thúc:

+ Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.

+ Kết luận buổi tọa đàm.

Vận dụng 2 trang 49 SGK KTPL 10 CD: Em hãy tìm hiểu về mô hình kinh tế hộ gia đình, mô hình kinh tế hợp tác xã, mô hình doanh nghiệp ở địa phương em và chia sẻ với các bạn trong lớp về sự phát triển của mô hình đó.

Lời giải

- Mô hình kinh tế hộ gia đình:

+ Nuôi gà và lấy trứng

+ Nuôi bò

+ Nuôi chim bồ câu

- Mô hình kinh tế hợp tác xã:

+ Trồng vải thiều trên quy mô hợp tác xã.

+ Trồng lúa.

- Mô hình doanh nghiệp:

+ Công ty gấu bông.

+ Xi măng Xuân Thành.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7 CD. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK KTPL 10 CD. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CD, Ngữ văn 10 CD...

Đánh giá bài viết
1 562
Sắp xếp theo

    Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

    Xem thêm