Giải SBT Địa lí 12 Cánh diều bài 10
Giải SBT Địa lý 12 bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Câu 1 trang 27 SBT Địa Lí 12: Một trong những vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
A. khai thác hợp lí nguồn tài nguyên.
B. tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho công nghiệp.
C. tạo nhiều việc làm cho người lao động.
D. tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cung cấp nguồn nguyên liệu đa dạng và vững chắc cho công nghiệp để thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước.
Câu 2 trang 27 SBT Địa Lí 12: Thế mạnh tự nhiên để nước ta quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm là
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoa theo mùa.
B. có nhiều vùng đất thấp, trũng ngập nước.
C. vùng đồi trung du trải dài theo chiều bắc - nam.
D. có hai đồng bằng châu thổ rộng lớn và dải đồng bằng ven biển.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Nước ta có hai đồng bằng châu thổ rộng lớn và dải đồng bằng ven biển để nước ta quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm
Câu 3 trang 27 SBT Địa Lí 12: Thế mạnh tự nhiên để nước ta phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả là
A. các thung lũng rộng, kín gió, tầng đất dày.
B. dải đồng bằng ven biển kéo dài từ Bắc vào Nam với đất pha cát.
C. vùng đồi núi thấp rộng lớn, bề mặt rộng, khá bằng phẳng với đất fe-ra-lit.
D. các đồng bằng châu thổ rộng, bề mặt bằng phẳng với đất phù sa màu mỡ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Vùng đồi núi thấp rộng lớn, bề mặt rộng, khá bằng phẳng với đất fe-ra-lit là thế mạnh tự nhiên để nước ta phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả.
Câu 4 trang 27 SBT Địa Lí 12: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa là điều kiện thuận lợi cho nước ta
A. trồng được các loại cây ôn đới rộng khắp cả nước.
B. phát triển nông nghiệp nhiệt đới và đa dạng sản phẩm.
C. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn.
D. hình thành các vùng trồng cây ăn quả cận nhiệt từ Bắc vào Nam.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa là điều kiện thuận lợi cho nước ta tạo ra sự đa dạng về sản phẩm nhiệt đới cho phép phát triển nông nghiệp nhiệt đới và đa dạng sản phẩm.
Câu 5 trang 28 SBT Địa Lí 12: Khó khăn lớn nhất của nước ta trong việc xuất khẩu nông sản hiện nay là
A. thiếu nước và đất cho các hoạt động sản xuất.
B. thiếu nguồn lao động và công nghệ sản xuất còn lạc hậu.
C. sự biến động của thị trường và chất lượng sản phẩm.
D. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Thị trường thế giới có nhiều biến động về giá cả, nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của một số thị trường các quốc gia và khu vực nên gây khó khăn lớn nhất của nước ta trong việc xuất khẩu nông sản hiện nay.
Câu 6 trang 28 SBT Địa Lí 12: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. giảm mạnh tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, tăng mạnh tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.
C. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
D. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Câu 7 trang 28 SBT Địa Lí 12: Nguyên nhân nào sau đây không làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta?
A. Hình thức sản xuất nông nghiệp được thay đổi.
B. Phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị.
C. Đổi mới quy trình sản xuất, áp dụng khoa học - công nghệ, ...
D. Khí hậu có nhiều thay đổi thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Khí hậu có nhiều thay đổi gây hạn chế phát triển không làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta.
Câu 8 trang 28 SBT Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu hỏi.
Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021
Tính năng suất lúa của nước ta giai đoạn 2010 - 2021 (đơn vị tính: tạ/ha).
Lời giải:
Năng suất lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021
(Đơn vị: tạ/ha)
Câu 9 trang 28 SBT Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu hỏi.
Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021
Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 - 2021.
Lời giải:
Câu 10 trang 29 SBT Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu hỏi.
Bảng 10.1. Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021
Chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
A. Diện tích trồng lúa giảm dần.
B. Sản lượng lúa không tăng.
C. Sản lượng lúa tăng liên tục.
D. Năng suất lúa giảm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, C
Nhận định B, D chưa đúng. Vì, quan sát bảng số liệu ta thấy, giai đoạn 2010 – 2021 sản lượng lúa tăng liên tục từ 40 triệu tấn lên 43,9 triệu tấn; năng suất lúa cũng tăng từ 53,3 tạ/ha lên 61 tạ/ha.
Câu 11 trang 29 SBT Địa Lí 12: Vùng nào sau đây có diện tích và sản lượng lúa cao nhất ở nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích và sản lượng lúa cao nhất ở nước ta.
Câu 12 trang 29 SBT Địa Lí 12: Đánh dấu X vào ô thích hợp trong bảng theo mẫu sau để thấy được một số loại cây trồng thế mạnh phân theo vùng ở nước ta.
Bảng 10.2. Một số loại cây trồng thế mạnh phân theo vùng ở nước ta
Lời giải:
Câu 13 trang 30 SBT Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Bảng 10.3. Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2010 - 2021 (Đơn vị: nghìn ha)
Để thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Cột ghép.
D. Đường.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Để thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ cột ghép là biểu đồ thích hợp nhất.
Câu 14 trang 30 SBT Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Bảng 10.3. Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2010 - 2021 (Đơn vị: nghìn ha)
Để thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Cột ghép.
D. Đường.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Để thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ miền là thích hợp nhất.
Câu 15 trang 30 SBT Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Bảng 10.3. Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2010 - 2021 (Đơn vị: nghìn ha)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Cột ghép.
D. Đường.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ đường là thích hợp nhất.
Câu 16 trang 30 SBT Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Bảng 10.3. Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2010 - 2021 (Đơn vị: nghìn ha)
Chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục.
B. Diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm liên tục.
C. Tổng diện tích cây công nghiệp tăng liên tục.
D. Tổng diện tích cây công nghiệp giảm liên tục.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, B, D
Nhận định C chưa đúng. Vì, tổng diện tích cây công nghiệp có sự biến động.
Câu 17 trang 31 SBT Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Bảng 10.4. Số lượng một số vật nuôi của nước ta giai đoạn 2010- 2021 (Đơn vị: triệu con)
Tính tốc độ tăng trưởng của đàn trâu, bò, lợn và gia cầm của nước ta giai đoạn 2010 - 2021 (lấy năm 2010 = 100 %).
Lời giải:
Tốc độ tăng trưởng của đàn trâu, bò, lợn và gia cầm của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: %)
Câu 18 trang 31 SBT Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Bảng 10.4. Số lượng một số vật nuôi của nước ta giai đoạn 2010- 2021 (Đơn vị: triệu con)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng của một số vật nuôi ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường.
B. Tròn.
C. Miền.
D. Cột.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng của một số vật nuôi ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ đường là thích hợp nhất.
Câu 19 trang 31 SBT Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Bảng 10.4. Số lượng một số vật nuôi của nước ta giai đoạn 2010- 2021 (Đơn vị: triệu con)
Chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
A. Gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất.
B. Số lượng trâu giảm liên tục.
C. Số lượng bò, lợn thay đổi theo từng giai đoạn.
D. Lợn có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, B, C
Nhận định D chưa đúng. Vì, năm 2021 lợn có tốc độ tăng trưởng giảm so với 2010.
Câu 20 trang 31 SBT Địa Lí 12: Cho bảng số liệu sau:
Bảng 10.5. Diện tích rừng và sản lượng gỗ khai thác của nước ta giai đoạn 2010 – 2021
a) Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021.
b) Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2021, tổng diện tích rừng ở nước ta tăng bao nhiêu nghìn ha?
c) Hãy đưa ra một thông điệp để góp phần bảo vệ rừng ở nước ta.
Lời giải:
a) Biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021
b) Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2021, diện tích rừng ở nước ta tăng 118,2 nghìn ha.
c) HS có thể đưa ra các thông điệp khác nhau. Ví dụ: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Câu 21 trang 32 SBT Địa Lí 12: Quan sát biểu đồ sau, trả lời câu hỏi.
Biểu đồ trên được gọi là biểu đồ
A. cột chồng.
B. cột ghép.
C. cột đơn.
D. miền.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Biểu đồ trên được gọi là biểu đồ cột ghép.
Câu 22 trang 32 SBT Địa Lí 12: Quan sát biểu đồ sau, trả lời câu hỏi.
Từ năm 2010 đến năm 2021, tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta tăng được bao nhiêu triệu tấn?
A. 36 triệu tấn.
B. 2,2 triệu tấn.
C. 3,6 triệu tấn.
D. 1,4 triệu tấn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta tăng: 8,8 - 5,2 = 3,6 triệu tấn.
Câu 23 trang 32 SBT Địa Lí 12: Quan sát biểu đồ sau, trả lời câu hỏi.
Dựa vào tốc độ tăng trưởng, hãy cho biết cơ cấu ngành thủy sản của nước ta chuyển dịch theo xu hướng nào.
A. Tỉ trọng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng.
B. Giảm tỉ trọng thủy sản khai thác, tăng tỉ trọng thủy sản nuôi trồng.
C. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng.
D. Tăng tỉ trọng thủy sản khai thác, giảm tỉ trọng thủy sản nuôi trồng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Cơ cấu ngành thủy sản của nước ta chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng thủy sản khai thác, tăng tỉ trọng thủy sản nuôi trồng.
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Địa lí 12 Cánh diều bài 11