Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải vở thực hành GDCD 7 Kết nối tri thức bài 3

VnDoc xin giới thiệu bài Giải Vở thực hành GDCD 7 bài 3: Học tập tự giác, tích cực có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Học tập tự giác, tích cực

Bài 1 trang 13 vở thực hành GDCD 7: Những nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực (Đánh dấu X vào trước phương án em chọn)

A. Xác định đúng mục đích học tập.

B. Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

C. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra

D. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

E. Tích cực chép lời giải trong sách hướng dẫn làm bài.

G. Cố gắng tự hoàn thành bài tập được giao.

H. Chỉ dành thời gian cho việc học tập mà không làm gì khác.

I. Tự giác học bài mà không cần người khác nhắc nhở.

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án: A, B, C, D, G

Bài 2 trang 13 vở thực hành GDCD 7: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Giúp ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.

B. Giúp ta đạt được kết quả tốt trong học tập.

C. Giúp ta không ngừng tiến bộ.

D. Giúp ta rèn luyện được tính tự lập, tự chủ

E. Giúp ta luôn tôn trọng sự thật.

Trả lời:

- Lựa chọn đáp án: E

Bài 3 trang 13 vở thực hành GDCD 7: Em hãy nêu các biểu hiện trái với học tập tự giác, tích cực và hậu quả của những biểu hiện đó,

Trả lời:

Biểu hiện trái với học tập tự giác, tích cực

Hậu quả

- Không tích cực, không có hứng thú trong học tập

- Lười biếng, trốn tránh nhiệm vụ

- Ngại khó không tham gia các hoạt động học tập

- Học uể oải, đối phó, sơ sài, qua loa, dựa dẫm vào người khác

- Phải thúc giục mới học...

- Không học tập tự giác, tích cực sẽ gây nên những hậu quả khôn lường như:

+ Không có kiến thức, hiểu biết, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội;

+ Không nhận ra giá trị của cuộc sống; lỡ mất tuổi trẻ,..

Bài 4 trang 14 vở thực hành GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ những bạn học sinh giỏi mới học tập tự giác, tích cực.

b) Để học tập tự giác, tích cực thì cần thức khuya, dậy sớm.

c) Học tập tự giác, tích cực sẽ nâng cao kết quả học tập, rèn luyện của bản thân.

Trả lời:

- Ý kiến a) Không đồng tình, và học tập tự giác, tích cực là yêu cầu đối với tất cả mọi người. Việc học tập tự giác, tích cực sẽ giúp cho mỗi chúng ta không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ, thành công trong cuộc sống...

- Ý kiến b) Không đồng tình, vì học tập tự giác, tích cực không cần thức khuya, dậy sớm, cần biết xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp và kiên trì thực hiện kế hoạch đó

- Ý kiến c) Đồng tình, vì học tập tự giác, tích cực sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được các kĩ năng cần thiết của bản thân, được tại người tôn trọng, quý mến,...

Bài 5 trang 14 vở thực hành GDCD 7: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi,

TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN QUAN QUANG

Nguyễn Quan Quang là một trong những trạng nguyên đời đầu ở nước ta. Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Bính Ngọ 1946, tức năm Thiên Ưng Chính Bình thứ 15 đời vua Trần Thái Tông. Có được thành quả như vậy là do bản thân ông là người rất tích cực, ham học.

Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang - người Tam Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh). Gia đình ông thuộc diện nghèo khó nhất vùng, nhà không đủ gạo để ăn thì lấy đâu ra tiền để đi học. Thế nên, cứ mỗi buổi mà lũ trẻ trong làng cắp sách đến nhà thầy đồ thị cậu bé nghèo lại lần là ngoài cửa lớp để học lỏm chút kiến thức, tập vở của cậu là nền nhà, còn bút viết là miếng gạch non. Cứ thế, ước muốn được học luôn thôi thúc trong người cậu bé từng ngày. Một ngày nọ, thầy đố tình cờ phát hiện trước sân nhà có những nét chữ rất đẹp. Ấn tượng bởi sự nghiêm túc và lòng hiếu học, thầy đã nhận Quang vào lớp vì biết rằng đây là một đứa trẻ giỏi, ham học, nếu được dạy dỗ sẽ là một bậc hiền tài. Sau đó, quả thật Nguyễn Quan Quang nổi tiếng thông minh, học một biết mười. Ông dự kì thi Hương đỗ luôn giải Nguyên. Đến kì thi Hội, lại đỗ luôn Hội nguyên. Khi vua Trần Thái Tông mở khoa thi Đại tỉ Thủ sĩ, ông đã trở thành Trạng nguyên.

(Theo Văn Thị Đức, Mỗi ngày một câu chuyện về bài học làm người, NXB Phụ nữ, 2012)

a) Việc ham học và tự giác, tích cực học tập đã đem lại điều gì cho Nguyễn Quan Quang?

b) Em học được điều gì từ câu chuyện này?

Trả lời:

- Yêu cầu a) Việc ham học và tự giác tích cực học tập của Nguyễn Quan Quang đã làm cho thầy giáo ấn tượng và nhận vào lớp học. Sau đó, ông đã dự các kì thi và trở thành Trạng nguyên.

- Yêu cầu b) Bài học rút ra: cần học tập với thái độ tự giác, tích cực

Bài 6 trang 15 vở thực hành GDCD 7:

a) Mỗi khi thấy, cô giáo giao nhiệm vụ cho nhóm của Thuận, bạn thường không để tâm vì nghĩ rằng trong nhóm có nhiều người làm rối, mình không làm cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả của nhóm.

Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ khuyên Thuận điều gì?

b) Linh luôn ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng bạn lại không làm bài tập ngày mà thường xem mạng xã hội, đọc truyện,... Đến sát giờ đi ngủ bạn mới vội vàng làm các bài tập, nhiệm vụ học tập mà thầy cô giao.

Nếu là bạn của Linh, em sẽ khuyên Linh điều gì?

Trả lời:

- Xử lí tình huống a) Em sẽ khuyên Thuận: trong quá trình học nhóm, thái độ học tập và kết quả của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng lớn để kết quả chung của cả nhóm, vì vậy, Thuận nên tự giác, tích cực tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm và hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm đã phân công.

- Xử lí tình huống b) Em sẽ khuyên: khi ngồi vào bàn học, Linh nên tập trung học tập, hoàn thành các bài tập và nhiệm vụ học tập mà thầy cô giáo giao; Linh có thể giành thời gian để giải trí sau khi đã hoàn thành bài tập.

Bài 7 trang 15 vở thực hành GDCD 7: Em hãy lập một kế hoạch học tập và nêu rõ những việc cần làm để thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Mục tiêu

Nhiệm vụ cần làm

Thời gian thực hiện

Kết quả

Nâng cao kết quả học tập môn tiếng Anh

- Học thêm từ vựng theo từng chủ đề học tập

Hằng ngày

………

- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói thông qua việc: kết bạn, trò chuyện với các bạn học sinh/ khách du lịch người nước ngoài

Hằng ngày

………

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thông qua việc: đọc truyện tranh song ngữ

Hằng ngày

………

- Rèn luyện kĩ năng nghe thông qua việc: xem phim hoạt hình, nghe nhạc tiếng Anh..

Hằng ngày

………

- Rèn luyện kĩ năng viết, bằng việc: viết thư cho người thân/ bạn bè; tham gia viết các bài luận theo chủ đề…

Hằng ngày

………

>>> Bài tiếp theo: Giải vở thực hành GDCD 7 Kết nối tri thức bài 4

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 bài 3: Học tập tự giác, tích cực sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm GDCD 7 Cánh diều GDCD 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Công Tử
    Công Tử

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 18:28 26/03
    • Đinh Đinh
      Đinh Đinh

      😇😇😇😇😇

      Thích Phản hồi 18:28 26/03
      • Khang Anh
        Khang Anh

        😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 18:28 26/03
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        GDCD 7 KNTT

        Xem thêm